Cách trồng xương rồng Kim Hổ được yêu thích nhờ vẻ đẹp độc đáo và khả năng chịu khô hạn tốt. Để có một chậu xương rồng khỏe mạnh và đẹp mắt, việc hiểu rõ về đặc điểm của loài cây này cũng như cách trồng và chăm sóc là điều rất quan trọng. Hãy đọc hết bài viết dưới đây để có được những chậu xương rồng đẹp, khỏe, mang đến phong thủy tốt cho cả gia đình nhé.

Đặc điểm nổi bật của xương rồng Kim Hổ 

cay xuong rong
Đây là thực vật thân thịt có gai lâu năm, dễ trồng và chăm sóc

Xương rồng kim hổ (Echinocactus grusonii) thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ vùng sa mạc và bán sa mạc ở Mexico. Cây có hình cầu hoặc hình trụ thấp, đường kính đạt tới 60–70cm khi trưởng thành. Cây là lớp gai cứng và nhọn màu vàng hoặc trắng, mọc đều xung quanh thân cây, tạo nên vẻ ngoài giống như một quả cầu gai.

Bên ngoài có màu xanh đậm, với các gờ (cánh) nổi rõ, mỗi gờ có các búi gai mọc thành hàng. Vào mùa hè, cây có thể ra hoa, hoa có màu vàng tươi rực rỡ. Tuy nhiên, cây ít khi ra hoa.

Rễ chùm, dọc theo các cạnh, có các chùm gai dọc theo, mỗi chùm có từ 8 – 10 gai, dài khoảng 3cm. Trên đầu ngọn, có túm lông len màu vàng, mịn.

Quả non màu xanh nhạt, già có màu trắng, chứa nhiều hạt màu đen, rất dễ nảy mầm.

Cách trồng xương rồng Kim Hổ đơn giản nhất

cach trong xuong rong
Cách trồng cây khá đơn giản, phù hợp để trang trí không gian sống

Cây thường được dùng để trang trí với hình dáng bắt mắt, thú vị. Những chiếc gai vàng lấp lánh, đẹp, dễ trồng, trang trí không gian nhà hoặc phòng làm việc đều đẹp mắt.

Trồng cây trong nhà thể hiện cho sự mạnh mẽ, kiên định, sống lý trí và luôn cố gắng vượt qua khó khăn. Tuy bên ngoài cứng rắn, xù xì nhưng bên trong luôn lắp đầy nước thể hiện bên trong luôn dịu dàng và tình cảm. 

Đặc biệt là khí cây còn có tác dụng xua đuổi những luồng khí xấu, mang lại nhiều may mắn cho người trồng. Ngoài ra, chúng còn thanh lọc không khí ô nhiễm và giảm thiểu những ảnh hưởng của bức xạ có hại từ các thiết bị điện tử.

Cũng như các loại xương rồng khác, cây xương rồng này cần nhiều ánh nắng, tốt nhất là chiếu sáng cả ngày. Thích hợp trồng ở đất khô, pH dao động 6 – 7,5, thoát nước tốt. Bạn có thể trồng cây quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng vào mùa nắng để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Chậu trồng

chau trong
Chọn chậu có kích thước phù hợp với cây, có lỗ thoát nước

Cây thích hợp trồng trong các loại chậu đất nung hoặc chậu gốm, vì chúng có khả năng thoát nước tốt và giúp duy trì độ ẩm phù hợp cho cây. Kích thước chậu nên vừa phải, không quá to so với kích thước của cây để tránh tình trạng đất quá ẩm gây thối rễ.

Vì khi trồng thì sẽ thay vài năm một lần, nên thay vào mùa hè. Nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu, gỡ sạch đất trên rễ, cắt bỏ đi những phần rễ úng, thối và đặt cây vào chậu mới để cây khô khoảng một tuần rồi tưới nhẹ.

Đất trồng xương rồng tơi xốp

dat trong xuong rong toi xop
Đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt để phù hợp trồng xương rồng

Loài cây này ưa chuộng loại đất có khả năng thoát nước tốt. Hỗn hợp đất trồng lý tưởng bao gồm cát sỏi, đất thịt nhẹ, và phân hữu cơ. Bạn có thể tự pha chế đất trồng bằng cách trộn 2 phần cát, 1 phần đất thịt và 1 phần phân hữu cơ. Để tăng cường khả năng thoát nước, có thể thêm một ít sỏi nhỏ hoặc than hoạt tính vào đáy chậu.

Hoặc muốn thuận tiện hơn, bạn có thể mua giá thể xương rồng sen đá đã được phối trộn sẵn như đất trồng xương rồng sen đá NAMIX. Thành phần chính là: Peatmoss, đá perlite, pumice, vermiculite, mùn dừa, vỏ trấu,… Tạo sự tơi xốp, độ đàn hồi và khả năng giữ ẩm tốt.

Cách trồng xương rồng Kim Hổ dễ dàng

cach trong xuong rong kim ho
Trồng cây bằng những cây con, cây phát triển xanh tốt

Bạn có thể nhân cây giống bằng cách gieo hạt hoặc tách cây con từ cây mẹ. Nếu bạn sử dụng cây con, hãy chọn những cây có rễ phát triển tốt và không bị bệnh.

  • Đặt cây vào chậu sao cho rễ được phủ đầy đất. 
  • Không lấp đất quá cao lên phần thân cây, chỉ nên phủ nhẹ đến gốc để tránh nguy cơ thối gốc.
  • Sau khi trồng, không nên tưới nước ngay lập tức mà nên để cây ổn định trong vài ngày rồi hẵng tưới.

Bạn đợi quả chín thì lấy hạt, cắt lớp vỏ nhỏ để nhìn thấy hạt giống và cạo ra. Đem hạt đi ngâm vào nước qua đêm, dùng ống tiêm để hút riêng từng hạt cùng một ít nước. Rải đều các hạt trên giá thể, dùng tấm thủy tinh che kín bề mặt để giữ ẩm. Cách trồng này khó lâu, mất khoảng 1 – 2 năm để chuyển sang chậu riêng.

Cách chăm sóc cây khỏe, đẹp

Ánh sáng, nước tưới

tuoi nuoc
Tưới nước, cung cấp sánh sáng để cây phát triển, lên màu đẹp

Cây cần nhiều ánh sáng để phát triển, do đó, nên đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp, ít nhất là 4–6 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, vào mùa hè, cần tránh để cây dưới ánh nắng gắt giữa trưa để tránh tình trạng cháy nắng.

Cây có khả năng chịu hạn tốt, nhưng vẫn cần được tưới nước định kỳ. Trong mùa hè, nên tưới nước 1 lần/tuần, đảm bảo đất khô hoàn toàn giữa các lần tưới.

Vào mùa đông, giảm tần suất tưới nước, chỉ cần tưới 1–2 lần/tháng. Khi tưới, cần chú ý không để nước đọng lại trên thân cây, đặc biệt là khu vực gốc, để tránh thối gốc.

Nhiệt độ và độ ẩm

cham soc cay
Chăm sóc cây tốt thì cây sẽ luôn tươi tốt

Loài xương rồng này thích hợp với nhiệt độ ấm áp, từ 20–30°C. Vào mùa đông, cây có thể chịu được nhiệt độ xuống tới 5°C nhưng không nên để cây tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp trong thời gian dài.

Độ ẩm không phải là yếu tố quá quan trọng, nhưng cần đảm bảo môi trường không quá ẩm để tránh nấm mốc phát triển. Đây là một trong các loại cây xương rồng dễ chăm sóc.

Phân bón và cách phòng bệnh

xuong rong dep
Chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có được cây xương rồng đẹp

Đây là yếu tố không quá quan trọng nhưng nếu có thì vẫn cần cung cấp dinh dưỡng định kỳ để cây phát triển tốt. Sử dụng phân bón chuyên dụng cho xương rồng hoặc phân có hàm lượng kali và phốt pho cao. 

Cây ít bị sâu bệnh nhưng vẫn cần chú ý đến một số vấn đề như nấm mốc, thối gốc do tưới nước quá nhiều hoặc cây bị nhiễm bệnh do môi trường không vệ sinh. Kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời cũng như có cách chăm sóc xương rồng đúng.

Cách trồng xương rồng Kim Hổ không quá khó, thích hợp cho cả những người mới bắt đầu trồng cây. Với những hướng dẫn chi tiết trên, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc cho chậu xương rồng của mình một cách tốt nhất. Đừng quên theo dõi và chăm sóc cây thường xuyên để cây xanh tươi và đẹp mắt!

TÁC GIẢ

Picture of Nguyễn Hồng Đức

Nguyễn Hồng Đức

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button