Xương rồng là loại cây phổ biến trong việc trang trí nhà cửa, văn phòng với vẻ đẹp độc đáo và sự dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để cây xương rồng phát triển một cách khỏe mạnh và đẹp mắt, bạn cần áp dụng một số bí quyết chăm sóc xương rồng đúng cách và hiệu quả ngay bên dưới đây.

Cách chăm sóc xương rồng mini đúng cách

cach cham soc xuong rong
Cách chăm sóc xương rồng đẹp, cây xanh tươi không quá khó

Xương rồng là loài cây có sức sống mãnh liệt, thích nghi với điều kiện thời tiết bất lợi. Vậy nên bạn có thể trồng cây quanh năm, tuy nhiên để cây nảy mầm tốt, phát triển nhanh, thì nên tránh trồng vào mùa mưa. Vì khi thời tiết âm u, nắng ít sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây và dễ bị nhiều loại nấm bệnh xuất hiện, phát triển gây hại cây trồng.

Ngoài ra, nếu không chăm sóc đúng cách, cây sẽ bị còi cọc, kém sức sống. Dưới đây là những yếu tố bạn cần quan tâm khi trồng và chăm sóc cây.

Chọn chậu – Một yếu tố trong cách chăm sóc xương rồng tốt

cho chau cho cay
Lựa chọn chậu trồng phù hợp để trồng cây

Chọn chậu có lỗ thoát nước để tránh ngập nước và mục đích làm cân bằng độ ẩm đất. 

Tuỳ thuộc vào kích thước, hình dáng của cây mà bạn chọn chậu có kích thước phù hợp. Vì xương rồng không ăn sâu nên có thể chọn những loại chậu nông, sâu khoảng 10 cm. Đường kính chậu rộng hơn thân cây, để cây có chỗ phát triển về sau.

Sau khoảng 6 tháng đến 1 năm, bạn nên thay chậu xương rồng vào một chậu lớn hơn để cây được phát triển tốt. Vì nếu chậu quá nhỏ sẽ khiến cây bị thiếu dinh dưỡng, kìm hãm sự phát triển và thậm chí bị chết.

Bạn chỉ cần sử dụng găng tay để loại bỏ toàn bộ ra khỏi giá thể trồng. Đặt nó vào cây mới, rộng hơn và đất mới. 

Chọn loại cây xương rồng đẹp phù hợp với môi trường

co nhieu loai xuong rong
Có nhiều loại xương rồng đẹp mà bạn có thể lựa chọn để trồng

Chọn giống cây phù hợp với sở thích và điều kiện tự nhiên nơi bạn định trồng. Có rất nhiều loại cây xương rồng, một số cây dễ trồng, dễ chăm sóc và dễ cho hoa, nhưng một số khác lại không. Vậy nên nếu muốn cây xương rồng cho hoa thì phải trồng đúng loại. 

Mỗi cây sẽ có chế độ chăm sóc, ánh sáng, nước, dinh dưỡng riêng,… Nếu mới trồng cây, bạn có thể thử sức với những cây xương rồng Bát Tiên, Thanh Sơn, Tai Thỏ,…

Nếu bạn có kinh nghiệm trồng thì có thể lựa chọn những cây độc đáo, lạ để tô điểm thêm không gian sống. Còn nếu nhà có trẻ nhỏ, có thể xem xét chọn những giống xương rồng có gai mềm.

Lựa chọn đất trồng xương rồng chất lượng

gia the trong xuong rong namix
Giá thể trồng xương rồng NAMIX đã có nhiều cải biến, với độ tơi xóp rất cao

Sử dụng đất có độ thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ và có độ pH phù hợp (thường trong khoảng 6-7). Đất cần có độ tơi xốp, thoát nước tốt để cây không bị úng, vì đa số cây xương rồng chịu hạn rất tốt.

NAMIX sau nhiều năm nghiên cứu và cải tiến liên tục đã cho ra đời giá thể trồng xương rồng sen đá với nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể như sau:

  • Đây là hỗn hợp đất trồng gồm các thành phần tơi xốp, thoáng khí như phân hữu cơ, mụn dừa đã xử lý, vỏ trấu nguyên cánh, vỏ cây, các loại giá thể đá Perlite, Vermiculite, Pumice… 100% tự nhiên.
  • Sử dụng ngay không cần phối trộn, vì đã được bổ sung phân hữu cơ cùng các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng, bổ sung thêm các acid amin giúp cây khỏe mạnh, màu đẹp.
  • Kết hợp đá Perlite, Pumice, Vermiculite và giá thể hữu cơ… giúp đất tơi xốp, thoát nước tốt giúp rễ phát triển mạnh và không bị úng nước
  • Cung cấp dinh dưỡng lên đến 120 ngày, bạn có thể không cần bón phân thêm. Bổ sung thêm giá thể Peat Moss để đất tơi xốp hơn.

Cách tưới nước cho xương rồng 

tuoi nuoc dung cach la cach cham soc xuong rong tot
Bạn không cần tưới nước quá nhiều lần cho cây, tránh tình trạng ngập úng

Ưu điểm khi trồng cây xương rồng thì bạn nên Tưới nước đều đặn, nhưng tránh làm ẩm quá mức đất và gốc cây. Tưới nước 1 tuần 1 lần, nhưng bạn nên kiểm tra độ ẩm đất trước khi tưới để đảm bảo đất đã khô.

Lượng nước tưới khoảng ¾ chậu trồng, vừa đủ để ngấm tới rễ cây. Nếu bạn trồng xương rồng ở nơi nhiều nắng hơn thì có thể tưới cho cây 2 – 3 lần/tuần.

Đặt cây ở vị trí phù hợp

trong cay xuong rong noi co anh sang
Trồng cây xương rồng ở nơi có ánh sáng cho cây có điều kiện phát triển tốt nhất

Vì là cây ưa sáng, vì vậy, hãy đặt cây xương rồng ở nơi có ánh nắng mặt trời. Đặt cây xương rồng ở nơi có ánh sáng tự nhiên đủ, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp quá mạnh. Đảm bảo không đặt cây ở nơi lạnh và gió lớn.

Còn nếu đặt cây trong phòng làm việc, trong nhà thì cần đảm bảo cây nhận được ít nhất 4 đến 6 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày.

Bạn nên đặt chậu xương rồng ở hướng Tây Bắc trong nhà để giúp xua đuổi tà ma, làm không gian tươi sáng hơn. Lựa chọn đặt cây bên cửa sổ hoặc ban công để cây phát triển tốt hơn.

Nếu cây có dấu hiệu thiếu nắng, lá cây rủ xuống và nhạt màu đi thì nên tăng cường cho cây tắm nắng nhiều hơn. Còn nếu bị nhiều nắng thì cây sẽ bị xám màu, tối màu hơn hoặc chuyển vàng.

Thực hiện việc bón phân, kiểm tra sâu bệnh

cham soc xuong rong thuong xuyen
Theo dõi cây thường để đảm bảo nó vẫn đang khoẻ mạnh

Bón phân cho xương rồng mùa xuân và mùa hè, sử dụng phân chuyên dụng cho cây xương rồng. Tăng cường bón phân khi cây đang phát triển mạnh và giảm bớt khi cây ở giai đoạn tăng trưởng chậm.

Kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật và xử lý kịp thời. Dù các loại cây xương rồng ít bị sâu bệnh hại tấn công nhưng vẫn dễ bị thối gốc, bị rệp sáp xâm hại nếu không có cách chăm sóc cây xương rồng, phòng trừ tốt.

Cách chăm sóc xương rồng ra hoa đẹp

cay xuong rong ra hoa
Chỉ cần chăm sóc cây đúng cách thì cây sẽ đẹp, có cây còn ra hoa
  • Trong mùa đông, giảm lượng nước và ngừng bón phân để đồng thời cây nghỉ ngơi. Đảm bảo cây được đặt ở nơi ấm áp, tránh lạnh lẽo.
  • Nhiệt độ phù hợp để trồng cây là 10 – 50 độ C, thích hợp nhất là từ 15 – 28 độ C. 
  • Theo dõi sự phát triển của cây và điều chỉnh cách chăm sóc tùy theo môi trường và tình trạng sức khỏe của cây.
  • Nhớ rằng, chăm sóc xương rồng đòi hỏi kiên nhẫn và quan sát cẩn thận. Áp dụng các bước chăm sóc đúng cách sẽ giúp cây xương rồng của bạn phát triển mạnh mẽ và đẹp mắt.
  • Lau chùi lá cây đều đặn để loại bỏ bụi, côn trùng và chất bẩn.
  • Trong quá trình chọn đất, cũng cần chọn loại đất sạch, không mầm bệnh để cây sinh trưởng tốt.

Nhân giống và cắt tỉa đúng cách

nhan giong cay
Trồng cây xương rồng khá đơn giản, bạn có thể nhân giống, chiết cành
  • Tạo ra cây con bằng cách nhân giống xương rồng từ cành hoặc lá. Đây là cách trồng đơn giản, dễ thực hiện và có tỉ lệ sống cao.
  • Thực hiện cắt tỉa để duy trì hình dạng và kích thước của cây, cũng như khuyến khích sự phát triển mới.
  • Bạn nên chọn nhánh con từ cây khỏe mạnh. Dùng dao sắc đã được sát trùng cắt lấy phần nhánh cần nhân giống. 
  • Để nơi thoáng mát trong 2 – 3 ngày cho vết cắt khô lại rồi mang trồng vào chậu.
  • Cho đất vào 2/3 chậu rồi nhẹ nhàng đặt cây vào. Ấn nhẹ lên bề mặt để lèn đất xuống cố định thân cây.
  • Sau một thời gian, nhánh con sẽ phát triển thành cây mới có phẩm chất giống cây mẹ.

Trên đây là bí quyết cách chăm sóc xương rồng ngay tại nhà vừa đẹp, vừa khoẻ mạnh. Việc chăm sóc cây không cần quá thường xuyên, chỉ cần ngay từ lúc trồng, bạn hãy chuẩn bị đất trồng xương rồng tốt, chậu phù hợp, ánh sáng, lượng nước tưới phù hợp và tạo điều kiện thuận tiện để cây phát triển. Nếu yêu thích những mẫu xương rồng đẹp, bạn hãy tham khảo thêm cách trồng xương rồng, chăm sóc để có được những thành phẩm xuất sắc.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button