Cây xương rồng là loại cây mọng nước có nguồn gốc từ sa mạc, bán sa mạc khô cằn. Hiện nay xương rồng có khoảng 1500 – 1800 loài. Xương rồng được nhiều người ưa thích chọn làm cây văn phòng, khuôn viên sân vườn. Việc nhân giống, tháp ghép đã tạo ra nhiều loại xương rồng có sức sống tốt, sinh trưởng và cho hoa nhanh, nhiều. Trong bài viết hôm nay, Namix sẽ giới thiệu đến các bạn kỹ thuật tháp ghép xương rồng đơn giản hiệu quả.

Đất trồng xương rồng sen đá Namix. Tháp xương rồng
Tháp xương rồng hồng ngọc

Xem thêm:

 Cách trồng xương rồng bát tiên

 Kỹ thuật tháp ghép xương rồng và chăm sóc

Những lưu ý khi trồng xương rồng

 Cây xương rồng nên trồng tốt nhất vào mùa xuân hoặc mùa nắng, hạn chế vào mùa mưa do khả năng bị úng chết cao. Xương rồng mới trồng nên đưa vào nơi râm mát, nhưng có nhiều anh sáng, tránh ánh năng trực tiếp. Sau 5 – 7 ngày, đưa cây ra ngoài nơi có ánh nắng 100%.

Succulent potting mix Namix
Đất trồng xương rồng sen đá Namix

 Đất trồng xương rồng sen đá không được quá chai cứng, tơi xốp, thoát nước tốt. Bạn có thể trồng trên đất cát hoặc phối trộn với trấu hun, xơ dừa, phân chuồng. Cách tốt nhất cho các bạn chưa biết cách phối trộn là sử dụng đất trồng xương rồng, sen đá hay đất trồng cây mọng nước được phối trộn sẵn.

Kỹ thuật tháp ghép xương rồng

 Có nhiều cách tháp ghép xương rồng. Namix sẽ giới thiệu đến các bạn những kỹ thuật tháp ghép xương rồng phổ biến.

Ghép vạt bằng đầu

Chọn củ bên xương rồng làm gốc ghép, dùng dao bén vạt một nhát ngang bằng trên đầu. Bên nhánh lấy bo ghép hay củ bên lấy bo ghép, cũng vạt một nhát ngang bằng để lấy phần nhánh ghép, hay còn gọi là bo ghép. Tiếp theo, bạn đặt nhanh bo ghép lên gốc ghép, trong lúc nhựa còn ướt lấy dây nylon thật mịn hoặc chỉ ràng cột cho dính chặt lại, đặt cây ghép vào chỗ râm mát.

Cách tháp xương rồng. Đất trồng xương rồng sen đá Namix
Cây tháp sau 2 tuần

Xem thêm:

Cách phối trộn đá pumice trồng xương rồng, sen đá

Sau 2 tuần lễ, bạn mở dây ràng ra bỏ, nếu thấy chỗ ghép dính lại và liền sẹo là cây sống. Nếu nhánh ghép hay bo ghép không liền da, bị thối là chết, phải cắt nghép lại lần 2, thấp xuống bên dưới một chút nữa.

Cách tháp xương rồng. Đất trồng xương rồng sen đá Namix

Ghép vạt chữ V

 Lấy dao bén vạt xéo 2 nhát bên trên đầu gốc ghép, cắt thành hình chữ V, bên nhánh ghép hay bên bó ghép cũng vạt 2 nhát xéo, cắt lấy bo ghép thành hình chữ V, sao cho kích thích vừa với gốc ghép. Lấy dây nylon rành chặt, đặt cây ghép vào nơi râm mát.

Tương tự, sau 2 tuần lễ bạn kiểm tra vết ghép, nếu không thành công tiến hành ghép lại.

Ghép vạt xéo

Gốc ghép và nhánh ghép thay vì vạt bằng đầu thì sẽ được vạt xéo, áp bo ghép và gốc ghép, buộc chặt lại. Cách ghép này khó hơn vì khó giữ cho bo ghép cố định. Sau 2 tuần bạn cũng kiểm tra cây ghép và tiến hành ghép lại nếu không thành công.

Những lưu ý khi tháp ghép xương rồng

Dụng cụ tháp ghép như dao, kéo phải được sát trùng trước khi tiếp hành. Nên phun thuốc trừ nấm hoặc thuốc khủ trùng ở khu vực trồng trước khi tiến hành tháp ghép. Rải thuốc ốc để tránh bị chúng phá hoại.

Xem thêm:

Kỹ thuật nhân giống xương rồng

Cách tháp xương rồng. Đất trồng xương rồng sen đá Namix
Xương rồng 3 cạnh thường được chọn làm gốc tháp

Quan trọng trong kỹ thuật ghép, là bo ghép và gốc ghép phải có diện tích tiếp xúc bằng nhau. Cây chọn làm gốc ghép phải là cây xương rồng có sức sống tốt, sinh trưởng mạnh. Bo ghép đủ tuổi, không quá non cũng không quá già.

Trên đây là một số kỹ thuật tháp ghép xương rồng. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp thực hiện tháp ghép dễ dàng hơn. Chúc bạn thành công!

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button