Người chơi lan chắc hẳn ai cũng quen thuộc với loài địa lan Cymbidium với vẻ đẹp tao nhã, hài hòa từ lâu đã hiện diện trong văn học, nghệ thuật và gắn liền với đời sống văn hóa của người Á Đông. Chơi địa lan không chỉ đơn thuần là tưới nước, bón phân mà phải có kỹ thuật đúng cách thế mới nói nghìn ngày trồng hoa, một giờ ngắm hoa. Vì vậy để biết thêm những ngón nghề chơi địa lan, Namix sẽ cung cấp cho các bạn những điều cần biết về chăm sóc địa lan ra hoa.

Kỹ thuật nuôi trồng địa lan. Giá thể trồng lan Namix ra hoa

Xem thêm:

Cách trồng địa lan Santo nở đúng vào dịp Tết

Sự hình thành mầm hoa của địa lan có liên quan mật thiết đến trạng thái dinh dưỡng của cây. Cây khỏe mạnh là tiền đề cho địa lan mang hoa và hoa nở được bình thường. Đối với lan trưởng thành tháng 1 – 6 là thời kì sinh trưởng dinh dưỡng (phát triển rễ, thân, cành, lá), lúc này bón đạm  là chính làm cho cây sinh trưởng khỏe, từ tháng 6 – 10 cây bắt đầu chuyển sang sinh trưởng sinh thực (ra hoa)  cần bón tăng lân và kali, giảm đạm nhằm thúc đẩy phân hóa mầm hoa.

Chăm sóc địa lan ra hoa

Điều tiết ánh sáng để chăm sóc địa lan ra hoa

Từ khi địa lan mang nụ đến khi nở hoa mất vài tháng nên phải thường xuyên di chuyển chậu hoa sao cho cây lan thường xuyên nhận được ánh sáng, tránh tình trạng hoa lá mọc lệch làm ảnh hưởng đến giá trị trang trí của cây.

Điều chỉnh độ ẩm

Trồng địa lan Santo với giá thể đá Perlite trân châu Namix

Thời kì ra hoa địa lan rất mẫn cảm với độ ẩm của giá thể. Vì thế phải căn cứ vào tình hình cụ thể của giá thể để tưới. Đá perlite Trân châu sẽ giúp cho môi trường giá thể luôn thông thoáng, tạo độ ẩm thích hợp cho địa lan phát triển.

Nếu thời tiết có nhiệt độ cao, khô hanh gió lớn có thể cải thiện môi trường bằng cách phun mù. Nên giữ lá sạch bóng, không được phun lá trực tiếp vào hoa.

Kỹ thuật nuôi trồng địa lan.Giá thể trồng lan Namix

Xem thêm:

Cách trồng cúc lá nhám đơn giản

Chăm sóc địa lan ra hoa -Bổ sung dinh dưỡng

Thời kì mang hoa địa lan rất cần một lượng dinh dưỡng lớn, quan trọng đến ra hoa như lân, kali. Thông thường từ lúc phân hóa mầm hoa đến khi bắt đầu ra hoa, mỗi tháng phun KH2PO4 một lần với nồng độ 0,1% – 0,2%.    

Bảo vệ cây

  • Chống rét, gió lạnh, sương muối.
  • Giữ cành hoa thẳng đứng bằng cọc chống đỡ.
  • Tác động cơ giới: va chạm của người, gia súc, phun thuốc diệt khuẩn để phòng chóng bệnh hại.
  • Tỉa hoa đúng lúc
  • Để tránh cây kéo dài thời gian ra hoa, nên tỉa bớt những nụ xấu và hoa đã tàn nhằm giảm bớt lượng dinh dưỡng bị tiêu hao. Đồng thời khi hoa đã nở hết có thể cắt cành hoa cắm vào lọ nhằm giúp cho cây có thể sớm nảy mầm, có lợi cho sinh trưởng và ra hoa của cây năm tới.
Kỹ thuật nuôi trồng địa lan. Giá thể trồng lan Namix

Chăm sóc sau khi cắt

Cân nhắc thay chậu khi cây đã có nhiều thân, không còn chỗ cho mầm dưới phát triển, nhiều cây già yếu. 

Mỗi cây nên giữ lại 1 – 2 mầm khỏe là có thể ghép chậu để đảm bảo năm sau có được 2 cây ra hoa.

Để đảm bảo cho cây nhanh chóng hồi phục sinh trưởng nhanh, ngoài việc định kì bón phân còn phải phun định kì 10 ngày 1 lần bằng ure 0,1% và super lân 0,2%, đồng thời tỉa mầm, giữ lại những mầm khỏe.  

Xem thêm:

Cung cấp lớp phủ hữu cơ trồng cây giá sỉ

Phòng trừ sâu, bệnh hại địa lan

Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại

  • Trừ tận gốc nguồn sâu bệnh.
  • Cải thiện điều kiện môi trường.
  • Lấy phòng làm chính, kết hợp giữa phòng và trị.

Sâu, bệnh hại 

Nhện đỏ

  • Thường xuất hiện sởm mặt dưới lá nên rất khó phát hiện, căn hại lá, chích hút dịch bào trong mô lá tạo ra các đốm li ti dầy đặt màu nâu, rồi thành những đám lớn. Khi lá bị hại nặng mặt sau lá xuất hiện các sợi tơ, làm cho lá bị vàng, khô và rụng.
  • Cách phòng trừ: Dùng thuốc Methylated Spirit, Kelthane hoặc Malathion 30g/20 lít nước phun liên tục 1 – 2 lần/tuần.

Bọ trĩ

  • Thường tập trung vào những nơi cánh hoa xếp chồng lên nhau, hút nhựa và đẻ trứng trên đó. Cánh hoa bị chích hút sẽ bi cong vẹo. xuất hiện các đốm trắng làm cho hoa bị biến màu, khô héo.
  • Cách phòng trừ: Dùng Sumicidin 5 – 15 g/bình 8 lít để phun.

Bệnh đốm lá 

  • Do nấm Cercosporasp gây ra ở mặt dưới lá, xuất hiện vết bệnh hình thoi hoặc hình tròn nhỏ (đường kính trung bình 1 mm), màu xám nâu. Bệnh nặng làm lá vàng, chóng rụng, cây cằn cỗi, sinh trưởng kém. Phổ biến trên giống lan Oncidium và Dendrobium. 
  • Biện pháp phòng trừ: Thường phát triển vào mùa mưa, ở những vườn lan có độ ẩm cao và vườn cây có hiện tượng thiếu lân. Do đó cần bổ sung dinh dưỡng và phun thuốc trừ nấm để hạn chế bệnh.

Bệnh thán thư

  • Do nấm Colletotrichicm gloeosrioides gây ra. vết bệnh thường hình tròn, nhỏ, màu nâu vàng, xuất hiện từ mép lá, chót lá hoặc giữa phiến lá, kích thước trung bình từ 3 – 6 mm. Giữa vết bệnh hơi lõm màu xám trắng, xung quanh có gờ nhỏ màu nâu đỏ, trên mô bệnh có nhiều chấm nhỏ màu đen là đĩa cành của nấm bệnh. Bệnh thường hại nặng trên giống Oncidium. 
  • Biện pháp phòng trừ: Bệnh phát triển mạnh vào màu mưa nên phải phòng trừ trước. Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm 1 hoặc 2 tuần phun 1 lần. trong mùa mưa cần phun 5 – 7 ngày/lần.

Bệnh thối rễ

  • Còn gọi là bệnh khô héo, do vị khuẩn thể gây ra. Rễ cây bị thối do một loại vi khuẩn hình sợi. Hình thành vết thối rữa màu nâu vòng quanh gốc cây, làm cây bị chết.
  • Biện pháp phòng trừ: Giảm số lần tưới để tạo thông thoáng. Mới phát hiện bệnh nhẹ có thể ngâm thuốc tím hoặc tưới vào gốc 2 – 3 lần, 1 tuần/lần cho hiệu quả khá tốt. Đồng thời thay chậu, cắt bỏ rễ thối, saukhi thay chaauj hạn chế tưới nước nhằm giảm bệnh tái phát. Khi cây bị nặng phải lập tức loại bỏ ngay để tránh lây lan. 
Chăm sóc địa lan ra hoa. Giá thể trồng lan Namix

Nguồn: Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga. Giáo trình hoa lan, 2008.

Như vậy, các bạn cũng đã có thêm thật nhiều thông tin bổ ích về cách chăm sóc địa lan ra hoa. Chúc các bạn thành công và ngày càng yêu thích cây cảnh, cỏ hoa hơn nhé.

Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ Namix:

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button