Ngày nay, việc áp dụng phương pháp nông nghiệp hữu cơ đang trở nên ngày càng phổ biến. Trong quá trình trồng trọt, làm vườn thì việc lựa chọn phân hữu cơ rất quan trọng. Trong đó, phân hữu cơ sinh học là một trong những loại phân bón hữu cơ, giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và bảo vệ môi trường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm sự hiểu biết về loại phân bón này.
Mục Lục Bài Viết
TogglePhân hữu cơ sinh học là gì?
Phân hữu cơ sinh học là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ như phân bò, phân gà, tro cỏ, vỏ hạt,… kết hợp cùng các loại vi sinh vật để pha trộn và lên men.
Quá trình sản xuất không sử dụng hóa chất độc hại, giúp sản phẩm tự nhiên và an toàn cho môi trường. Đây là loại phân bón vô hại, rất thân thiện với môi trường.
Loại phân bón này giúp phân giải những chất khó hấp thụ thành dễ hấp thu (dễ tiêu) cho cây trồng. Thường được dùng để bón phân cho tất cả các loại cây trồng ở hầu hết các thời điểm khác nhau của cây: bón lót, bón thúc,…
Khi bón phân hữu cơ này sẽ bổ sung một lượng lớn chất mùn, acid Humic, Humin,… giúp cải tạo đất, hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng, xói mòn đất và phân giải các độc tố trong đất.
Đặc điểm nổi bật
Phân hữu cơ sinh học được dùng nhiều hiện nay. Loại phân này có nhiều đặc điểm nổi bật:
- Phân chứa các hàm lượng hữu cơ dồi dào tốt cho đất và cây trồng. Tuy có nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng hàm lượng lại thấp.
- Các thành phần dinh dưỡng ở trong phân đều cần thời gian để phân hủy thành các dạng hợp chất dễ tiêu cho cây.
- Phân có mùi hơn so với phân hóa học. Đặc biệt là khi dùng phân hữu cơ chưa xử lý hoàn toàn sẽ gây ra ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
- Tác dụng của phân hữu cơ chậm nhưng lại mang hiệu quả bền vững.
Phân loại
Phân được phân thành 2 nhóm chính: Truyền thống (phân chuồng, phân xanh, phân rác,….) và phân bón hữu cơ công nghiệp (phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng).
- Phân hữu cơ truyền thống: Có nguồn gốc từ chất thải của người, động vật hoặc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi,… Bao gồm: Phân chuồng, phân rác, than bùn và phân xanh.
- Phân hữu cơ công nghiệp: Đây là một loại phân được chế biến từ các nguồn hữu cơ khác nhau, chúng tốt hơn so với bón nguyên liệu thô ban đầu. Bao gồm: Phân hữu cơ, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh.
Những lợi ích của phân hữu cơ sinh học
Sử dụng phân hữu cơ cũng là cách để sản xuất nông sản hữu cơ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về sản phẩm sạch và an toàn dinh dưỡng. Lợi ích khi sử dụng phân hữu cơ:
Cung cấp dinh dưỡng
Phân hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như nitơ, kali, photpho cùng các chất vi lượng. Từ đó, giúp cải thiện sức khỏe cây trồng, tăng sản lượng cây mà không gây hại cho môi trường.
Ngoài ra, khi sử dụng phân bón còn giúp thúc đẩy cây chống lại một vài loại sâu bệnh. Giúp xua đuổi sâu bọ phá hoại, côn trùng,…nhằm duy trì và cải thiện môi trường đất.
Bảo vệ môi trường
Sử dụng phân hữu cơ giúp giảm lượng chất hóa học độc hại xâm nhập vào đất, nguồn nước ngầm từ đó bảo vệ hệ sinh thái và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Nhờ sử dụng phân hữu cơ với nguyên liệu tự nhiên, được xử lý tốt giúp cây phát triển nhưng không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Tăng cường sự đa dạng sinh học
Khi bón phân giúp tăng cường vi sinh vật có ích, tạo sự đa dạng sinh học trong đất, cải thiện cấu trúc đất và tăng khả năng chống chịu với các tác nhân bên ngoài.
Các chất hữu cơ có sẵn trong môi trường đất để chuyển thành các cấu trúc vi sinh vững bền. Đây là điểm khác biệt so với phân bón hóa học. Mặt khác, phân còn khử phèn, khử chua, khử độc cho đất hiệu quả.
Các loại phân hữu cơ sinh học phổ biến nhất
Dựa vào hàm lượng dinh dưỡng, phân hữu cơ vi sinh được chia thành các loại sau:
- Phân hữu cơ cố định đạm: Loại phân chứa hệ thống vi sinh vật có khả năng cố định nitơ để cây hấp thụ tốt.
- Phân hữu cơ phân giải lân: Loại phân chứa các vi khuẩn và hệ vi sinh có khả năng hòa tan các hợp chất Photpho vô cơ khó tan thành dạng dễ hấp thụ.
- Phân hữu cơ cung cấp khoáng chất, vi lượng: Phân chứa các vi khuẩn và hệ vi sinh có khả năng hòa tan Si, Zn,… thúc đẩy hấp thụ các ion khoáng cho cây.
- Phân hữu cơ sản xuất các chất kích thích sinh trưởng: Phân chứa các nhóm vi sinh vật tiết hoocmon sinh trưởng như IAA, Auxin, Giberelin,…
- Phân hữu cơ phân giải kali/silic: Chứa các vi sinh vật có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat, giải phóng ion kali và silic.
- Phân hữu cơ phân giải chất hữu cơ/cellulose: Phân giải các chất hữu cơ, bã thực vật, phân chuồng tươi.
- Phân ức chế các vi sinh vật gây bệnh: Các vi sinh vật có trong phân này có khả năng ký sinh, đối kháng nhằm ức chế vi sinh vật ký sinh gây bệnh.
Nguyên tắc bón phân hữu cơ sinh học hiệu quả nhất
Nếu muốn sử dụng hiệu quả phân hữu cơ, bạn cần chú ý các nguyên tắc sau:
- Đúng phân: Mỗi loại phân bón hữu cơ sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau và nguyên tố khác nhau. Vậy nên tuỳ vào loại cây trồng và giai đoạn trồng cây mà bạn lựa chọn loại phân bón phù hợp.
- Đúng lượng: Khi sử dụng bạn cần dùng không thiếu và không thừa. Nếu sử dụng không đúng liều lượng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
- Đúng lúc: Nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn khác nhau nên bạn cần theo dõi quá trình sinh trưởng rồi cung cấp dinh dưỡng kịp thời khi cây cần.
- Đúng cách: Mỗi loại phân bón có cách sử dụng khác nhau, bạn cần bón đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Phân hữu cơ sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc làm vườn cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường. Bạn nên sử dụng các sản phẩm đất sạch, phân hữu cơ NAMIX để giúp cây trồng phát triển, an toàn sử dụng và bảo vệ môi trường.