Cây lưỡi hổ – loại cây cảnh trồng trang trí trong nhà mang ý nghĩa phong thủy được nhiều người ưa chuộng liệu có dễ chăm sóc? Hãy cùng Namix tìm hiểu cách trồng, tưới nước và chăm sóc loại cây này nhé!

Đặc điểm sinh trưởng của cây lưỡi hổ

  • Ánh sáng: Cây lưỡi hổ vốn là loại cây ưa bóng râm, thích hợp với ánh sáng yếu hơn là nơi nắng gắt.
  • Độ ẩm: Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ nơi khô hạn nên có khả năng chịu hạn rất tốt, cây chịu được độ ẩm trung bình, không ưa ẩm ướt ngập úng.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp để cây phát triển là 20 – 30 độ, cây lưỡi hổ không chịu được rét lạnh.
  • Phân bón: Loại cây này không cần dinh dưỡng nhiều, nhưng để cây phát triển tốt thì nên đáp ứng nhu cầu phân ở mức trung bình.

Cách trồng cây lưỡi hổ

Có thể trồng cây lưỡi hổ bằng cách giâm lá hoặc tách cây con, cây lưỡi hổ đẻ cây con rất nhanh nên bạn có thể tận dụng cơ hội lúc cắt tỉa hoặc thay đất thay chậu cho cây để trồng cây mới.

Chuẩn bị đất trồng

Vì cây lưỡi hổ không ưa nước nên đất trồng cần đảm bảo được độ tơi xốp, thoáng khí, thoát nước nhanh. Nên trộn xỉ than, tro trấu với đất trồng để tăng độ tơi xốp cho đất.
Nếu bạn không có thời gian, không biết cách xử lý giá thể sạch trước khi trồng thì nên mua các loại đất phối trộn sẵn cho kiểng lá.

Giá thể trồng kiểng lá gồm hỗn hợp gồm các thành phần tơi xốp, thoáng khí: Phân hữu cơ, dừa chips, vỏ thông, giá thể đá Perlite, đá Pumice… Bổ sung Trichoderma spp. và Bacillus Thuringiensis… Giá thể trồng kiểng Namix là lựa chọn hàng đầu và tiết kiệm cho bạn.

giá thể kiểng lá

Chuẩn bị chậu

Chọn những chậu bằng sứ hoặc gỗ có lỗ thoát nước, tùy vào vị trí đặt cây mà bạn có thể chọn kích thước và hình dáng chậu phù hợp. Nếu gia đình bạn có sân vườn diện tích lớn, bạn có thể trồng ở trong vườn hoặc hàng rào để tạo cảnh quan và đồng thời giúp thanh lọc không khí.

Chuẩn bị nhánh cây con hoặc lá cây lưỡi hổ khỏe mạnh không sâu bệnh. Lá cây lưỡi hổ dùng để giâm lá cần được cắt khúc dài từ 7 – 10 cm và phơi ở nơi thoáng mát tầm 4 tiếng để vết thương khô lại.

Cho giá thể đã chuẩn bị sẵn vào chậu, tiến hành tách cây con, vùi kín phần rễ thật chắc chắn vào chậu.
Nếu bạn trồng bằng cách giâm lá thì cần chú ý cắm phần lá gần cuống xuống dưới đất. Có thể hòa dung dịch kích rễ tưới cho cây 10 ngày 1 lần. Sau khoảng 21 ngày cây sẽ ra rễ.

giâm lá

Ảnh: Internet

Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách:

  • Cây lưỡi hổ ít ưa nắng nên bạn chỉ cần trồng ở nơi râm mát, chỉ cần mang cây ra phơi nắng khoảng 1 – 2 tiếng, 2 tuần 1 lần.
  • Tưới nước vừa đủ cho cây, không nên tưới quá ẩm ướt. Tùy thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ mỗi nơi mà có chế độ tưới khác nhau, tốt nhất nên tưới khi thấy giá thể đã khô ráo.
  • Nên cắt tỉa và thay chậu phù hợp với kích cỡ của cây khi cây đẻ nhiều nhánh mới khiến chậu chật và thiếu không gian sống.
  • Cây lưỡi hổ không cần quá nhiều dinh dưỡng, nên bổ sung các phân hữu cơ như phân trùn quế, phân bò hoai mục, phân gà vi sinh… cho cây khoảng 4 – 5 tháng 1 lần.

Các bệnh mà cây lưỡi hổ thường gặp

Vàng lá, khô lá, cháy viền lá: Dễ nhận biết nhất ở cây lưỡi hổ xanh, nguyên nhân do thiếu ánh nắng nên cây không thể tổng hợp chất diệp lục. Khắc phục bằng cách chuyển cây ra nơi nhiều ánh sáng hơn như cửa sổ và ban công. Ngoài ra khi cây bị thừa ánh nắng thì cũng sẽ bị khô nhăn, viền lá cháy thành màu nâu, lúc này cần chuyển cây sang nơi ít sáng hơn.

lưỡi hổ vàng lá

Ảnh: internet

Lưỡi hổ bị thối rễ: Thối rễ là căn bệnh nguy hiểm nhất trên cây lưỡi hổ, dấu hiện nhận biết là đất ẩm, lá vàng mà bốc mùi hôi. Lúc này cần phải tách cây ra khỏi chậu, loại bỏ phần lá vàng và rễ bị thối, sau đó ngâm rễ vào thuốc diệt nấm để hoàn toàn loại bỏ mầm bệnh mới có thể trồng lại và theo dõi chăm sóc đến khi cây khỏe lại.

Cây lưỡi hổ bị rũ lá: Cây lưỡi hổ đẹp là cây có những chiếc lá mạnh khỏe, dựng thẳng và chuẩn màu, tuy nhiên bệnh rũ lá lại khiến cây nhìn có vẻ mất sức sống và mất đi vẻ đẹp cần có. Nguyên nhân do cây bị thiếu nước lâu ngày, lúc này cần lập tức bổ sung lượng nước vừa đủ cho cây.

Bị côn trùng tấn công: Rệp sáp và nhện đỏ là kẻ thù chính của cây lưỡi hổ, dấu hiệu nhận biết khi bị nhện đỏ tấn công là những đốm đỏ trắng dưới bề mặt lá, còn khi bị rệp sáp tấn công thì sẽ có những đốm trắng như bụi phấn. Cần lập tức dùng những loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp để ngăn chặn càng nhanh càng tốt.

Cây lưỡi hổ bị nấm bệnh: Lá cây xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu, hình tròn, lâu dần vết đốm ngày càng lan rộng và làm cháy lá, đặc biệt phát triển và lây lan nhanh trong môi trường ẩm ướt. Cách khắc phục là lập tức cắt bỏ phần lá nấm bệnh và phun thuốc diệt nấm cho cây.

cây lưỡi hổ bị nấm bệnh

Ảnh: internet

Những sai lầm khi chăm sóc cây lưỡi hổ

Sử dụng đất trồng không phù hợp: cây lưỡi hổ không yêu cầu về tính chất đất nhưng phải đảm bảo thoáng khí và dễ thoát nước, sử dụng đất thịt kém thoát nước sẽ khiến cây úng nước, dễ gây thối rễ.

Tưới nước quá nhiều: cây lưỡi hổ kỵ tưới nhiều nước vì không ưa ẩm, lỡ tay tưới quá nhiều nước cũng sẽ dễ khiến cây mắc bệnh.

Bón phân chứa nhiều Nitơ: Cây lưỡi hổ cần ít dinh dưỡng, một trong các sai lầm dễ mắc phải đó là bón phân quá nhiều Nitơ, có thể khiến cây nóng và chết.

Trên đây là những chia sẻ của Namix, mong rằng có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

TÁC GIẢ

Picture of Nguyễn Hồng Đăng

Nguyễn Hồng Đăng

Xin chào mình là Đăng, ngoài việc mang đến các sản phẩm Đất trồng - Phân bón hữu cơ chất lượng. Mình còn mong muốn chia sẻ các kiến thức hữu ích thú vị trong làm vườn nói riêng và nông nghiệp tuần hoàn nói chung. XEM ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN. Facebook | Instagram | Linkedin | Youtube
Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button