Trồng củ riềng tại nhà khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Đây là cây gia vị quen thuộc, thường xuất hiện trong nhiều món ăn của gia đình. Bạn có thể tìm hiểu những bước hướng dẫn trồng củ riềng mà ai cũng có thể tự trồng để có những củ riềng tươi ngon. 

Củ riềng và đặc điểm nổi bật

cay rieng
Cây riềng rất dễ trồng, dễ chăm sóc, được trồng quanh năm

Tên khoa học là Alpinia Officinarum, thuộc họ gừng. Thuộc cây sống lâu năm, thân phát triển từ củ, chia làm nhiều nhánh. Củ mọc ngang, lớn hơn củ nghệ, màu trắng có chỗ hơi vàng, nhiều chất xơ.

  • Cây cao hơn gừng và nghệ, có thể cao đến 1,5m.
  • Vỏ có từng khoang, có vảy mềm, màu đỏ nâu. Ở cuối mỗi nhánh đều phát triển thành mầm.
  • Thân xốp, vảy sát gốc màu tía, lên trên thì càng xanh.
  • Lá ôm sát vào thân, hình giống mũi mác, mọc thành 2 dãy so le nhau.
  • Hoa màu trắng mọc từ ngọn cây, phân làm nhiều nhánh. Quả hình cầu có lông và hạt.  

Cách trồng riềng từ củ ngay tại nhà

trong cu rieng bang cu
Trồng riềng bằng củ vào xô chậu, thùng xốp

Cây có nhiều loại là: Củ riềng đỏ (thường trồng ở miền Bắc), Củ Riềng Vàng (miền Trung), Củ riềng trắng (miền Nam, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên).

Riềng là loại cây thích nghi rộng, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, nếu muốn cây ra nhiều củ thì cần trồng trong đất tốt. Đất cần nhiều mùn, thoáng nước, tơi xốp và giàu dinh dưỡng.

  • Chọn củ bánh tẻ, nhiều mầm, không sâu bệnh, hư hại. Củ phải sạch bệnh, cắt hết lá.
  • Đổ đất NAMIX vào chậu, đào hố, cho củ riềng hoặc đoạn gốc có rễ, có mầm đặt vào, lấp đất lên rồi tưới nước.
  • Sau 4-5 ngày riềng ra rễ mới, mầm bắt đầu mọc. Có thể tưới phân để làm riềng lớn nhanh. Trồng khoảng 4-5 tháng, củ riềng to là có thể thu hoạch được. 
  • Tiến hành tỉa dần củ riềng, vun gốc, cây lại mọc ra mầm khác.

Trồng củ riềng bằng cành siêu dễ

trong bang canh
Trồng bằng cành đơn giản với đất NAMIX

Thời gian sinh trưởng ngắn: 250-280 ngày, với sự phát triển và sinh trưởng mạnh. Có khả năng chịu hạn tốt, chịu rét khá và sâu bệnh. Bạn có thể sử dụng đất trồng cây đa dụng NAMIX tơi xốp, thoát nước nhanh.

  • Bạn tách chiết chồi cây con từ bụi cây già, dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 2 – 3 mắt. Chấm tro bếp vào để hãm nhựa.
  • Xếp đều trên các khay, để nơi khô thoáng, tưới ẩm để ủ hom.
  • Trong vòng 1 – 2 tuần thì hom sẽ nhú mắt, khi hom dài khoảng 3 – 5cm và có ít nhất 1 – 2 mầm thì đem đi trồng.

Trồng xen và thu hoạch cây

thu hoach cu
Thu hoạch củ đúng lúc để củ ngon, trắng và thơm

Bạn có thể trồng đan xen củ riềng với những loại cây khác như cây ăn quả, các loại đậu. 

Khi thấy cây chững lại, thân lá chuyển màu vàng, rạc dần, nhiều lá gần gốc đã khô thì có thể thu hoạch (nếu thu hoạch sớm ảnh hưởng lớn đến năng suất).

Thường sau 1 năm trồng là có thể thu hoạch vì là cây trồng lâu năm, trồng càng lâu thì củ riềng càng lớn và cay. Củ có thể phơi khô hoặc ngâm làm rượu thuốc.

Trong củ riềng chứa 0,5-1% tinh dầu màu vàng xanh, lỏng sền sệt giúp kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày,… Là một vị thuốc quan trọng. 

Những điều cần lưu ý khi trồng củ riềng

nhung luu y khi trong rieng
Bạn cần lưu ý trong cách trồng để cây tươi tốt, củ to

Củ phát triển theo chiều ngang, rễ cây ăn sâu nên bạn cần chọn chậu sâu 15-20 cm.

Thời gian sinh trưởng phát triển dài (280 ngày) nên  bạn có thể bón phân cho cây theo từng đợt để đạt năng suất cao. 

Bạn nên trồng từ tháng 2 đến tháng 5 tại miền Bắc, từ tháng 4-6 tại miền Nam. Thời điểm thích hợp nhất là đầu mùa mưa.

Làm cỏ, bón phân và vun xới thường xuyên, bổ sung thêm mùn rác mục hoặc trấu đem phủ vào gốc làm đất xốp thêm thì củ càng to và năng suất càng cao.

Tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển, đặc biệt là vào giai đoạn thân lá mạnh và giai đoạn bắt đầu phình to củ.

Cây có tính cay và nóng nên không bị sâu bệnh gây hại phá hoại. 

Lợi ích khi sử dụng củ riềng

mon ngon
Bạn nên ăn nhiều riềng vì chúng rất tốt cho sức khoẻ

Củ riềng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên được nhiều người sử dụng để nấu nhiều món ngon. Lợi ích của củ như sau:

  • Kháng viêm: Trong củ chứa các đặc tính kháng viêm, là một vị thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Ngoài ra còn giúp giảm nhẹ sự khó chịu do các vết loét và viêm đau vùng bụng.
  • Tăng cường tuần hoàn máu: Củ có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu. Thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da, chất chống oxy hóa thúc đẩy tăng trưởng tóc và tăng cường sự tuần hoàn máu.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Củ giúp chữa đau bụng, giảm ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt.
  • Cải thiện chức năng nhận thức: Củ có chất ACA, có tác dụng hỗ trợ chức năng nhận thức, giúp giảm một số dạng thoái hóa não liên quan đến nhận thức.
  • Đối phó trầm cảm: Ăn củ riềng giúp ngăn chặn hoạt động TNF-alpha, giúp đối phó bệnh trầm cảm.
  • Làm lành bỏng da: Bôi riềng lên vết bỏng da giúp giảm nhẹ sự khó chịu và hỗ trợ việc làm lành.
  • Ngăn ngừa ung thư: Chất galanin trong củ riềng góp phần hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.

Trên đây là những cách trồng củ riềng mà bạn có thể tham khảo. Việc trồng cây tại nhà giúp bạn có được những củ riềng tươi ngon để làm gia vị trong nấu ăn hay dùng để làm thuốc. Liên hệ ngay NAMIX để được tư vấn và hỗ trợ các cách trồng cây hay đất trồng cây sạch.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button