Trồng ngải cứu tươi ngon được nhiều người trồng tại nhà vì đây là loại rau dùng để chế biến các món ăn, có lợi cho sức khỏe. Theo đó việc trồng rau không quá khó, bạn có thể tự tay thực hiện tại nhà. Hãy cùng đi tìm hiểu cách trồng đơn giản và đảm bảo tỷ lệ thành công rất cao.
Mục Lục Bài Viết
ToggleCây ngải cứu và đặc điểm nổi bật
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải,… là loại rau được dùng trong ăn uống và làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là cành và lá, có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm, được dùng để điều hòa khí huyết, đau bụng do lạnh, an thai, tăng cường sức khỏe sau sinh…
Đây là loại rau quen thuộc, sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không có cuống, hai mặt có màu khác nhau.
Cây có hàm lượng tinh dầu, có tác dụng như an thần, kháng khuẩn, cầm máu. Đồng thời còn giúp điều trị kinh nguyệt không đều, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón.
Cách trồng ngải cứu trong chậu siêu đơn giản
Do trồng cây tại nhà, trồng ở sân thượng, ban công nên bạn có thể trồng trong chậu hay thùng xốp. Tuy nhiên, cần sử dụng chậu hay thùng đục lỗ ở bên thành để giúp cây luôn có đủ lượng nước và phân bón cần thiết.
Sử dụng đất sạch đã được bổ sung phân hữu cơ. Bạn có thể trồng bằng đất trồng rau NAMIX, không cần phối trộn thêm gì nữa.
Bạn có thể trồng cây ngải cứu bằng cách gieo hạt, trồng cây con hoặc cắm cành.
Cây có thể trồng quanh năm và thu nhiều lần, nhưng chỉ nên thu từ 2 – 3 đợt, sau đó trồng mới lại để có thể đảm bảo năng suất và chất lượng. Ngoài ra bạn cần luân canh cây ngải cứu với những cây khác họ để không tạo môi trường tốt cho cây.
Cách trồng ngải cứu bằng cành tươi tốt
Bạn cần chọn cây trồng khỏe, sạch bệnh, không quá non. Chọn những thân ngầm, già để trồng thì cây sẽ nhanh sinh trưởng và phát triển.
- Chặt một đoạn thân cây ngải cứu khoảng 20 – 30 cm.
- Đổ đất trồng rau sạch NAMIX vào chậu và cắm xuống đất sâu từ 3 – 5 cm. Sau một tháng là có thể thu hoạch được.
Lưu ý:
- Cắt tỉa bớt phần lá để giảm thoát hơi nước và kích thích cây nhanh ra lá mới. Tuy nhiên, đừng cắt hết tất cả các lá vì sẽ không quang hợp được và sẽ chết.
- Ngoài ra bạn không nên trồng dày vì dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát sinh.
- Phủ một lớp cỏ khô hay rơm và tưới nước ngay để cây được giữ ẩm, không bị mất nước nhiều.
Cách chăm sóc cây ngải cứu
Đa phần các loại rau đều ưa nắng, ngải cứu cũng vậy. Vì vậy bạn cần lựa chọn nơi trồng có đủ ánh sáng (tối thiểu 6h/ngày) để trồng cây mới có hiệu quả.
Nước rất cần thiết để cây phát triển nhưng bạn cần tưới với lượng vừa đủ vì nếu tưới quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt. Ngày tưới 2 lần, tưới đẫm vào buổi sáng và tưới nhẹ vào buổi chiều.
Sau một thời gian trồng hay sau khi thu hoạch 1 lứa, bạn cần bón thêm phân hữu cơ cho rau NAMIX, vừa đủ, không thừa cũng không thiếu.
Làm cỏ cho rau, nhổ bằng tay hoặc dùng các dụng cụ chuyên để làm cỏ. Khi cây đã giao tán thì cỏ dại cũng sẽ ít mọc hơn.
Khi thấy cây bắt đầu nảy chồi thì nên tỉa bớt các cành nhỏ, để lại cành lớn, khỏe mạnh ( khoảng 2 – 3 cành/gốc). Cách này giúp cây dễ tập trung dinh dưỡng, hạn chế được sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Cây ngải cứu là cây dược liệu mọc hoang dại nên rất ít bị các loài côn trùng hay sâu hại tấn công. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi và loại bỏ các loại côn trùng như rệp mềm, sâu khoang, châu chấu…
Bạn nên áp dụng những biện pháp thủ công như bắt bằng tay, dùng bẫy côn trùng để phòng ngừa và tiêu diệt. Cần hạn chế sử dụng các biện pháp hoá học để cân bằng được sinh thái tự nhiên,
Thu hoạch – Bước cuối cùng trồng ngải cứu
Nếu muốn thu hoạch bạn cần dùng dao hoặc kéo cắt ngang cây, chừa gốc khoảng 10 – 15 cm.
Nếu trồng để chế biến món ăn thì có thể thu hoạch sau 30 – 40 ngày, lúc cây chưa ra hoa. Còn nếu dùng làm thuốc thời gian thu hoạch sẽ kéo dài hơn, khi cây đã ra hoa và bắt đầu nở một ít là có thể thu. Đây chính là thời điểm cây tích lũy đủ chất khô và có dược tính cao nhất.
Sau đợt thu hoạch lần thứ nhất, các gốc cây vẫn sẽ ra chồi và phát triển. Bạn cần chăm sóc, tưới nước đầy đủ để thu lần hai.
Thời gian thu hoạch đợt tái sinh sẽ sớm hơn, khoảng 30 – 35 ngày nếu thu để chế biến món ăn, và lâu hơn nếu thu để làm dược liệu.
Tác dụng tuyệt vời của rau ngải cứu
Bạn nên trồng rau ngải cứu tại nhà vì những tác dụng tuyệt vời mà loại rau này mang lại. Cụ thể như sau:
- Chữa bệnh về xương khớp: Nhờ tính ấm, cây có tác dụng lưu thông khí huyết, tăng khả năng lưu thông máu, tốt cho hệ xương khớp, giảm đau, kháng viêm,…
- Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt: Ăn ngải cứu giảm đau bụng kinh, đau lưng, phù hợp với chị em phụ nữ có kỳ nguyệt san không đều.
- An thai: Giúp hỗ trợ điều trị cho những phụ nữ mang thai dọa sảy, giúp an thai hiệu quả. Bạn cần sử dụng đúng liều lượng và kết hợp với một số loại thảo dược để điều trị.
- Giúp cầm máu: Rau có tác dụng tốt giúp cầm máu, kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau,… phù hợp để sơ cứu nhanh và khẩn cấp khi bị thương, đứt chân tay, bị rắn cắn,…
- Chữa chứng suy nhược cơ thể: Kết hợp với hạt sen, táo đỏ để nấu và giúp khai thông khí huyết, trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể.
- Chữa mẩn ngứa, nổi mề đay: Nhờ thành phần chống viêm, kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng chữa mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt,…
- Giúp máu lưu thông: Với những người thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt do máu lưu thông kém thì nên ăn ngải cứu hàng ngày.
Trồng ngải cứu tại nhà rất tốt, vừa để dùng trong ăn uống, vừa là thuốc chữa bệnh, làm đẹp hiệu quả. Nắm vững các bước trồng và chăm sóc cây sẽ giúp bạn có được mẻ rau tươi ngon, hiệu quả cao. Nếu bạn mua đất trồng rau hay bất kỳ loại cây trồng nào khác thì hãy liên hệ với NAMIX ngay hôm nay nhé.