Hoa Hồng môn (Anthurium sp.) là một trong những loại hoa có giá trị thưởng thức bật nhất trong họ Ráy (Araccea). Cây có xuất xứ từ khu vực Tây Nam Colombia. HIện nay, đã có hơn 100 giống được trồng làm cắt cành cũng như trồng chậu trang trí. Không những cho hoa lâu tàn mà Hồng môn còm đa dạng màu sắc. Chính vì sự ưa chuộng trong trang trí nên thông qua bài viết này, Namix sẽ hướng dẫn các bạn trồng và chăm sóc Hồng môn nhé.  

Trồng và chăm sóc Hồng môn
Hồng môn đỏ

Xem thêm:

Trồng và chăm sóc hoa dừa cạn

Trồng và chăm sóc Hồng môn như thế nào?

Thời vụ trồng – chăm sóc Hồng môn 

Hồng môn có thể trồng quanh năm, nhưng thông thường được trồng chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu. 

Giá thể trồng 

Đối với cây Hồng môn giá thể có vai trò quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của cây. Yêu cầu giá thể trồng Hồng môn có tính ổn định, có các đặc tính sau: giàu dinh dưỡng, có khả năng giữ ẩm, xốp nhẹ và độ thoáng khí cao. Các thành phần giá thể phối trộn tốt cho Hồng môn như: Xơ dừa, đá perlite Trân châu,  phân hữu cơ, tro trấu.

Đá perlite – đá trân châu Namix

Đôi khi việc phối trộn giá thể cũng mang lại nhiều khó khăn cho người trồng, chính vì thế Namix chúng tôi đã thực hiện những nghiên cứu về những sản phẩm giá thể sẵn có như: đất trồng rau Namix, đất trồng cây đa dụng Namix phù hợp với từng loại cây trong đó có Hồng môn giúp công việc làm vườn dễ dàng hơn rất nhiều.

Đất trồng rau và hoa Namix
Đất trồng rau và hao Namix

Xem thêm:

Tác dụng kì diệu của lớp phủ trong làm vườn

Đất trồng rau Namix
Đất trồng rau Namix

Chế độ nước tưới

Ngoài việc trồng thì quá trình chăm sóc Hồng môn cũng quan trọng không kém. Cũng giống với những loại cây khác Hồng môn không chịu được quá khô hay quá ẩm ướt, đặc biệt là muối có nồng độ EC cao sẽ làm giảm độ lớn của hoa, sản lượng hoa, đồng thời làm ngắn đi độ dài của cuốn hoa, ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoa.

Bón phân

  • Thời kì cây con nên tăng lượng phân N, giảm P và K.
  • Thời kì cây cho hoa bón bổ sung thêm lượng phân P và K.
  • Ngày nắng bón nhiều phân, ngày mưa bón ít hơn.

Điều tiết hoa nở

Thông thường từ lúc trồng đến khi cây Hông môn bắt đầu ra hoa là 4 – 6 tháng. Tuy nhiên để hoa nhiều, cân đối với thân lá thì mất 12 – 16 tháng. Hồng môn ra hoa quanh năm nhưng muốn hoa nở vào dịp Tết và nở tập trung cần điều khiển chế độ nhiệt cho cây.

Xử lý nhiệt độ thấp 20 – 40 ngày, có thể hình thành mầm hoa. Sau 2 – 3 tháng sẽ ra hoa. Thường xử lý nhiệt độ vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, thì sẽ có hoa vào dịp Tết.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Hồng Môn

Xem thêm:

Đá Pumice – đá bọt Namix

Sâu bệnh hại Hồng môn

Chú ý phòng trừ sâu bệnh hại là một trong những bước quan trọng trong quá trình trồng và chăm sóc Hồng môn để đạt được chất lượng cây trồng tốt nhất.

Rệp

Gây hại vào màu xuân đến đầu mùa hè, chúng hút dinh dưỡng lá non, mầm hoa lam cây bị suy nhược, lá và hoa bị biến dạng, cong queo, phát dục khó.

Biện pháp phòng trừ:

  • Dùng bìa màu vàng dẫn dụ.
  • Phun Karate 2.5 EC liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít hoặc Ofatox 400WP liều lượng như trên.

Nhện

Chủ yếu nhện đỏ, nhện vàng và các loại côn trùng giống nhện. Chúng phát sinh nơi nhiệt độ cao, xuất hiện mặt dưới lá, gây hại tạo thành những  đốm trắng dầy đặc và chuyển thành màu nâu tối khiến lá vàng, khô và rụng.

Biện pháp phòng trừ:

  • Dùng nước xà phòng phun lên lá tạo thành màng mỏng để phòng và hạn chế nhện ký sinh.
  • Sử dụng Pegesus 500EC liều lượng 8 – 10 ml/bình 8 lít phun 3 bình/100m2 hoặc sử dụng luân phiên với một số thuốc khác như: Ortus 5EC liều lượng 10ml/bình 8 lít, Comite 73 ND liều lượng 10 – 15ml/bình 8 lít.

Xem thêm:

Cách phối trộn giá thể trồng lan tách chiết

Bệnh đốm vòng trắng (vành khuyên trắng)

Bệnh gây hại rễ và cổ thân và lá làm cây nhiễm bệnh thối nhũng. Sau thời gian không lâu nơi vết bệnh sẽ mọc ra lớp khuẩn tơ trắng như vành khuyên rồi chuyển thành hạch màu nâu làm gốc thân bị mềm ra và cây chết.

Biện pháp phòng trừ:

  • Không dùng khay và chất nền cũ chưa qua xử lý.
  • Xử lý diệt ký chủ khác, vệ sinh nơi trồng.
  • Loại bỏ lá bị bệnh để tiêu hủy, dùng Futanin 50% 50ml/bình 8 lít phun lên cây.

Như vậy bài viết kì này đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về việc trồng và cham sóc Hồng môn. Chúc các bạn thành công và hãy đồng hành cùng chúng tôi trong những bài viết sắp tới nhé

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button