Trúc quân tử là cây trúc cảnh mang đến không gian sinh động, bình yên. Nằm trong bộ tứ Mai – Lan – Cúc – Trúc, cây trúc quân tử có ý nghĩa phong thủy tích cực. Vì thế, trong bài viết này, hãy cùng Namix tìm hiểu chi tiết về loài cây cảnh – trúc quân tử này nhé!

trúc quân tử

Đặc điểm cây trúc quân tử:

  • Tên thường gọi: tre hàng rào
  • Tên khoa học: Bambusa multiplex
  • Thuộc họ: Poaceae
  • Nguồn gốc: Nepal, một số nước ở khu vực Đông Á và ở miền nam Trung Quốc, sau đó được du thực vào Việt Nam và dần trở thành loại cây được ưa chuộng và sử dụng nhiều ở Việt Nam.

Cây trúc quân tử có rễ bò dài và sâu, có thân nhỏ màu vàng, mảnh mai, mọc thẳng đứng, các cây nhỏ chụm lại thành 1 bụi thưa, có nhiều cành nhánh mềm, măng non có kích thước nhỏ.

Lá trúc đen có dạng dài, thuôn, nhịn dần về phần ngọn lá, có bẹ bóng ôm sát lất thân, có nhiều gân hình vòng cung.

Hoa có trúc quân tử mọc thành cụm, nhiều bông tạo thành chùy, mỗi cây đều có cả hoa đực và hoa cái, nên có khả năng tự thụ phấn bằng gió, mỗi năm hoa chỉ ra 1 lần vào cuối tháng 7.

Trúc quân tử là loài ưa sáng, nhưng vẫn chịu được bóng râm một phần, chính vì vậy cây vẫn có thể trồng ở nơi mát mẻ, tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình. Tuổi thọ của trúc quân tử từ 3 – 5 năm. Tuy nhiên, khi được chăm sóc tốt, cây phát triển khỏe mạnh trúc quân tử có thể sống từ 6 đến 7 năm.

Ý nghĩa của cây trúc quân tử

  • Giống như tên gọi của chúng, cây trúc quân tử mang ý nghĩa tượng trưng cho tính ngay thẳng, trung trực, khẳng khái, một lòng chính nghĩa giống như một chính nhân quân tử.
  • Trúc quân tử còn mang ý nghĩa đại diện cho trí tuệ tinh thông, dễ dàng vượt qua trở ngại, sự ganh ghét đố kỵ trong cuộc sống.
  • Trồng cây trúc quân tử trong nhà thể hiện lòng vững chãi, luôn đối diện với nghịch cảnh, khó khăn gian khổ mà không lùi bước của gia chủ.

Theo quan niệm truyền thống, người ta còn cho rằng cây trúc quân tử còn tượng trưng cho sự may mắn, chống lại kẻ thù, kẻ tiểu nhân, kẻ gian lận ganh tị trong chuyện thi cử, tranh tài.

Theo phong thủy, loài cây cảnh này biểu trưng cho những điều may mắn, giải tỏa những điểm xấu tạo nên không gian trong lành, tránh tà ma.

tròng trúc quân tử

Cây trúc tử có trồng trong nhà được không?

Cây trúc quân tử là loài cây ưa nắng vừa phải, do vậy nếu được trồng trong vườn, trước hiên nhà sẽ giúp cây phát triển tươi tốt và đẹp hơn so với trong nhà. Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn trồng trong nhà thì có thể giải quyết theo 2 cách:

  • Một là đặt cây ở vị trí gần cửa sổ hoặc giếng trời
  • Hai là sử dụng đèn điện nhân tạo để chiếu sáng

Cách trồng trúc quân tử:

Chuẩn bị trước khi trồng

Giống

Chọn giống trúc quân tử phù hợp với điều kiện trồng và sở thích cá nhân. Nên chọn mua giống hoặc cây con ở những nơi uy tín và chất lượng. Cần chọn giống khỏe mạnh, sạch mầm bệnh và dễ chăm sóc.

Đất trồng

Trúc quân tử thích hợp trồng trên những loại đất có độ mùn cao, độ ẩm phải đạt trên 70%, dinh dưỡng khoảng 60 – 80%, thoát nước tốt. Bạn có thể trộn thêm các giá thể để tăng dinh dưỡng như: phân chuồng, phân trùn quế, trấu hun, mụn dừa và 1 ít vôi bột để khử độ chua trong đất, ủ đất với hỗn hợp trên trong vòng 1 – 2 tuần.

Hoặc có thể sử dụng đất sạch trộn sẵn cho kiểng lá của Namix để tiết kiệm thời gian trộn đất trồng, hỗ trợ cây trồng phát triển tốt nhất.

Vị trí trồng

Cây trúc quân tử ưa nắng nhưng vẫn có thể chịu được bóng khoảng 70%. Tuy nhiên nếu quá tối thân cây có thể bị đen và yếu. Vì thế, để cây phát triển khỏe mạnh ít sâu bệnh nên chọn vị trí có nắng, sáng giúp cây cứng cáp hơn. Nếu trồng trong nhà nên tiến hành đưa chậu cây ra nơi nhiều ánh sáng khoảng 2 – 3 tiếng/tuần cho cây quang hợp và phục hồi.

Nhiệt độ thích hợp cho trúc quân tử là 25-30 độ C, mặc khác cây cũng có thể chịu được rét đến -8 độ C.

y-nghia-truc-quan-tu

Trồng trúc quân tử

Trồng cây trong chậu, cần chọn loại có kích thước phù hợp với bầu đất cây giống, chậu không được quá to hoặc quá nhỏ, sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Đặt bầu giống vào chậu, sau đó lấp 1/3 lớp đất đã chuẩn bị, dùng tay nén chặt gốc để cố định cây, tiếp tục lấp đến khi đất cao hơn cổ hốc khoảng 15cm.Trồng xong tiến hành tưới nước thật đẫm cho cây phát triển, có thể rải thêm một lớp trấu hun để giữ ẩm cho cây lâu hơn.

Chăm sóc Trúc quân tử

Tưới nước

Trúc quân tử là loài ưa ẩm nhưng lại chịu úng kém, vì thế cần lưu ý lượng nước vừa đủ để cung cấp cho cây không thừa hoặc thiếu. Có thể tưới 2 ngày/lần, nếu bạn thấy lá cây cuộn tròn lại thành vòng cung đó lá lúc cây đang thiếu nước.

Cắt tỉa

Khi cây ra nhiều cành, rậm rạp nên tiến hành cắt, tỉa lá để tạo thẩm mỹ, ngăn ngừa các loại nấm và sâu bệnh phát triển.

Bón phân

Nên cung cấp phân hữu cơ cho cây 1 tháng/ lần. Có thể luân phiên các loại như phân trùn quế, phân bò, phân gà, phần vi sinh…Định kỳ 3 tháng 1 lần nên phun thuốc cho lá.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Trong mùa mưa, độ ẩm bắt đầu giảm các loại nấm và rệp sẽ phát triển rất nhanh. Khi phát hiện cần cắt bỏ những phần bị nhiễm bệnh nặng, sử dụng vòi phun nước xịt mạnh để nấm, rệp rụng bớt. Sau đó có thể dùng các chế phẩm sinh học để phòng trừ côn trùng, xịt 1 lớp mỏng cho cây.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc cây trúc quân tử. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn. Trồng cây phong thủy là một quá trình lâu dài, cần mất vài năm để tạo được dáng cây như mình mong muốn, do đó bạn cần kiên nhẫn, thành quả thu về sẽ xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Chúc các bạn thành công.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button