Trong thế giới các loài hoa, hoa lan là một trong những loài hoa đẹp nhất. Hoa lan được xem là loài hoa tinh khiết. Cái đẹp của hoa lan thể hiện từ những đường nét của cánh hoa tao nhã đến những dạng hình thân lá, cành duyên dáng ít có loài hoa nào sánh bằng. Chính những nét đẹp như vậy đã làm cho người chơi lan ngày càng đông đảo, tập hợp thành những đội nhóm lớn tham gia để bàn luận về hình dáng, màu sắc cũng như cách chăm sóc cây lan khỏe mạnh. Vì vậy, qua bài viết này Namix cũng sẽ cung cấp và hướng dẫn các bạn cách chăm sóc lan trưởng thành để có những chậu lan khỏe mạnh nhé.
xem thêm:
Để giúp cây lan phát triển tốt thì bất kì vườn lan nào cũng cần thực hiện tốt các công việc sau:
Mục Lục Bài Viết
ToggleCách chăm sóc lan trưởng thành
Giá thể cho lan trưởng thành
Giá thể vỏ thông luôn là sự lựa chọn ưu việt dành cho các loại hoa lan .Vỏ thông vừa thông thoáng vừa có khả năng giữ ẩm rất tốt cho rễ lan. Tùy theo tuổi cây mà bạn lựa chọn kích thước vỏ thông cho thích hợp. Nguyên tắc, cây nhỏ chọn size nhỏ, cây lớn chọn size lớn hơn. Nếu bạn chưa biết cách phối trộn giá thể thì nên chọn sản phẩm giá thể trồng lan đã được phối trộn sẵn.
Giàn che
Giàn che để duy trì bóng mát, ánh sáng trực tiếp vào lúc trưa hay trời mưa quá mạnh đồng thời phải điều chỉnh được cường độ ánh sáng cho phù hợp với nhu cầu của cây lan đang trồng.
Mái che nằm ngang hay nghiêng được điều chỉnh theo hướng để tránh được ánh nắng mạnh trực tiếp vào cây. Giàn che cao khoảng 2,5 – 4 m.
Chế độ nước – Cách chăm sóc cho cây lan trưởng thành
Tùy theo mùa nắng và mưa để điều tiết lượng nước tưới phù hợp cho lan. Ngoài ra, các giống lan khác nhau cũng yêu cầu nước khác nhau như: cây có lá to, nhiều lá thì cần lượng nước nhiều hơn; cây mập, lá dày chịu hạn khá hơn thì số lần tưới ít hơn; thời kì ra hoa, rễ, đâm chồi cây cần nhiều nước hơn nên phải tưới gấp 2 – 3 lần bình thường.
Độ pH thích hợp khoảng 5,5 – 7 nên nguồn nước tưới phải được đảm bảo tránh làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lan.
Bón phân cho lan trưởng thành
Áp dụng phổ biến các tỷ lệ phân NPK như sau: 1:1:1, 3:1:1, 1:3:1, 1:1:3. Tuy nhiên, lượng phân bón này hết sức linh động, nó phụ thuộc thời tiết như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ và từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà điều chỉnh cho thích hợp.
Bên cạnh đó, người trồng còn sử dụng phân bón hữu cơ và các nguyên tố cần thiết khác.
Ngoài cách bón phân dạng hạt, người trồng còn tưới phân. cách này giúp cây hấp thụ được dinh dưỡng nhiều nhất, tiết kiệm được lượng phân bón. Nên tưới phân vào buổi sáng sớm hay lúc xế chiều. Nếu vườn lan râm mát thì khoảng 10 – 15 ngày/lần, bình thường thì 1 tuần/lần hoặc có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/tuần.
Chú ý: Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối còn đọng lại,tránh ảnh hưởng bất lợi cho lan.
Xem thêm:
Sâu, bệnh hại lan và biện pháp phòng trừ
Nhện đỏ
- Thường xuất hiện sởm mặt dưới lá nên rất khó phát hiện, căn hại lá, chích hút dịch bào trong mô lá tạo ra các đốm li ti dầy đặt màu nâu, rồi thành những đám lớn. Khi lá bị hại nặng mặt sau lá xuất hiện các sợi tơ, làm cho lá bị vàng, khô và rụng.
- Cách phòng trừ: Dùng thuốc Methylated Spirit, Kelthane hoặc Malathion 30g/20 lít nước phun liên tục 1 – 2 lần/tuần.
Bọ trĩ
- Thường tập trung vào những nơi cánh hoa xếp chồng lên nhau, hút nhựa và đẻ trứng trên đó. Cánh hoa bị chích hút sẽ bi cong vẹo. xuất hiện các đốm trắng làm cho hoa bị biến màu, khô héo.
- Cách phòng trừ: Dùng Sumicidin 5 – 15 g/bình 8 lít để phun.
Bệnh đốm lá
- Do nấm Cercosporasp gây ra ở mặt dưới lá, xuất hiện vết bệnh hình thoi hoặc hình tròn nhỏ (đường kính trung bình 1 mm), màu xám nâu. Bệnh nặng làm lá vàng, chóng rụng, cây cằn cỗi, sinh trưởng kém. Phổ biến trên giống lan Oncidium và Dendrobium.
- Biện pháp phòng trừ: Thường phát triển vào mùa mưa, ở những vườn lan có độ ẩm cao và vườn cây có hiện tượng thiếu lân. Do đó cần bổ sung dinh dưỡng và phun thuốc trừ nấm để hạn chế bệnh.
Xem thêm:
Bệnh thán thư
- Do nấm Colletotrichicm gloeosrioides gây ra. vết bệnh thường hình tròn, nhỏ, màu nâu vàng, xuất hiện từ mép lá, chót lá hoặc giữa phiến lá, kích thước trung bình từ 3 – 6 mm. Giữa vết bệnh hơi lõm màu xám trắng, xung quanh có gờ nhỏ màu nâu đỏ, trên mô bệnh có nhiều chấm nhỏ màu đen là đĩa cành của nấm bệnh. Bệnh thường hại nặng trên giống Oncidium.
- Biện pháp phòng trừ: Bệnh phát triển mạnh vào màu mưa nên phải phòng trừ trước. Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm 1 hoặc 2 tuần phun 1 lần. trong mùa mưa cần phun 5 – 7 ngày/lần.
Xem thêm:
Qua bài viết kì này, các bạn đã nắm được cách chăm sóc lan trưởng thành đúng cách chưa. Nếu chưa hãy xem lại ngay nhé vì Namix luôn đồng hành cùng các bạn nha.
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo