Có nhiều cách trồng rau mầm như: trồng rau mầm thủy canh, bằng khay, trên đất, trong thùng xốp,… Hôm nay. Namix sẽ tổng hợp 8 cách trồng rau mầm trong bài viết này nhé!

rau mầm

Yêu cầu cần thiết để rau mầm phát triển

Nhiệt độ thích hợp để hạt nảy mầm là nơi mát mẻ, từ 26-30 độ. Ở những nơi có nhiệt độ cao có thể hạ nhiệt độ trong môi trường nảy mầm bằng cách để nơi cường độ ánh sáng thấp, tăng độ đảm để tạo không khí mát mẻ chó hạt dễ nảy mầm.

Nước cũng là điều kiện quan trọng cho sự nảy mầm. Hạt giống có lực hút nước rất lớn, khi hàm lượng nước hút vào đạt từ 50 – 70% thì các hoạt động sống tăng lên mạnh mẽ và phôi phát động sinh trưởng hay nảy mầm. Khi độ ẩm tăng, cường độ hô hấp tăng lên mạnh mẽ nhất tạo điều kiện cho sự nảy mầm nhanh chóng.

O2 và CO2: Oxy rất cần cho quá trình hô hấp của phôi hạt, mầm non lúc nảy mầm. Vì vậy trong quá trình ngâm ủ hạt giống, ngoài việc xử lý nước ấm thì cần thiết một đất gieo có độ thông thoáng, cung cấp O2 tốt cho cây và hạn chế CO2. Nếu quá nhiều CO2, hạt sẽ bị lên men rượu, bị thối mà mất khả năng nảy mầm.

Ngoài ra, rau mầm cũng giống như những cây trồng khác, cũng yêu cầu pH từ 5,6 đến 7, EC thích hợp và không có mầm bệnh tấn công.

Cần chuẩn bị những gì trước khi trồng rau mầm?

Trước khi tiền hành trồng rau mầm bạn nên chuẩn bị:

  • Hạt giống: Có rất nhiều loại rau mầm như đậu xanh, đậu phộng, củ cải trắng, cải ngọt, rau muống… Phổ biến nhất là rau muống mầm và đậu xanh.
  • Dụng cụ trồng rau mầm là thùng xốp, rổ với nhiều loại kích thước khác nhau.
  • Kệ trồng để đảm bảo khoảng cách và ánh sáng cho cây phát triển.
  • Đất trồng rau Namix

Các cách trồng rau mầm hổ biến

Đầu tiên là phương pháp trồng rau mầm bằng đất. Tuy cách trồng rau mầm này không đem lại chất lượng rau mầm cao nhất nhưng đây có lẽ là một trong những cách trồng rau mầm dễ thực hiện nhất. Các bạn có thể tham khảo cách trồng rau mầm bằng đất theo cách dưới đây của Namix nhé

trồng rau mầm trong thùng xốp

Cách trồng rau mầm trong thùng xốp

Vật liệu cần chuẩn bị để trồng rau mầm trong thùng xốp:

Đầu tiên, bạn cần có các nguyên vật liệu cần thiết để trồng cây. Tôi xin liệt kê cụ thể những vật liệu tôi dùng để tạo nên những khay rau mầm xanh um tươi tốt tại nhà như sau:

  • Thùng xốp đã đục lỗ ở đáy sẵn để trồng rau mầm
  • Thùng xốp chứa đất trồng rau mầm
  • Hạt giống để trồng rau mầm: Bạn có thể sử dụng các loại hạt rau khác nhau. Ở đây, mình thích ăn rau cải mầm nên mình dùng hạt giống rai cải nhé.
  • Đất sạch Namix trồng rau mầm: Mua tại các đại lý của Namix nếu bạn cần mua lẻ.
  • Bìa giấy Carton: Giúp đậy phần thùng xốp lại trong quá trình mới gieo hạt được 1 – 2 ngày.

Các bước thực hiện trồng rau mầm bằng đất sạch:

Hướng dẫn càng chi tiết và cụ thể sẽ giúp bạn càng dễ dàng thực hiện hơn. Do đó, tôi xin chia sẻ những gì chính mình đã thực hiện để gửi đến các bạn một cách chi tiết nhất cách bước thực hiện trồng rau mầm bằng đất sạch Namix.

  1. Dùng nước âm ngâm hạt giống trong khoảng 7 giờ. Sau đó vớt ra và ủ trong khăn ẩm khoảng 11 giờ. Làm như vậy sẽ giúp cây mau phát triển và sinh trưởng dễ dàng hơn. Từ đó tạo nên tỷ lệ nảy mầm đều hơn.
  2. Gieo hạt giống vào thùng xốp đã có sẵn đất sạch Namix. Cho một lớp đất trồng Namix vào thùng xốp có đục săn các lỗ dưới đáy. Sau đó, rải đều các hạt giống lên trên bề mặt đất trồng. Chú ý gieo thật dày, mật độ hạt giống nhiều thì mới tạo rau mầm ngon
  3. Tưới bằng cách phun sương nhẹ lên bề mặt hạt giống và đất trồng để tạo độ ẩm vừa phải.
  4. Đậy khay lại bằng giấy carton đã chuẩn bị
  5. Chú ý tươi nước phun sương 2 lần/ngày. Không tưới lúc trời nắng nóng buổi trưa sẽ gây chết cây. Chú ý đặt cây ở nơi thông thoáng, tránh sự tiếp xúc cao của ánh nắng.
  6. Thu hoạch. Bạn có thể thu hoạch sau 5 – 7 ngày trồng, khi cây rau mầm có chiều cao từ 5 – 7 cm nhé. Xem chi tiết

Đây là cách trồng rau mầm mà các bạn có thể dễ dàng thực hiện được bằng đất của Namix. Đất sạch trồng rau Namix được phối trộn hoàn toàn 100% từ hữu cơ (mụn dừa, vỏ trấu, phân hữu cơ,…) cơ đảm bảo sạch bệnh, không chứa thuốc hóa học, và các nguyên liệu đã được xử lý rất kỹ càng. Sản phẩm cũng đã trải qua nhiều lần kiểm tra chất lượng, nghiên cứu để được sản xuất chuyên để trồng rau sạch tại nhà, đảm bảo đem đến cho bạn những vụ rau mầm sạch-ngon-bổ. Ngoài ra, đất trồng Namix tơi xốp, sạch sẽ nên bạn có thể dễ dàng nhổ rau mầm lên rồi rũ sạch đất, rửa sạch và sử dụng cả rễ.

đất sạch trồng rau namix

Đối với những người ở xa hoặc không mua được thùng xốp thì các bạn cũng đừng có lo lắng vì bạn có thể trồng rau mầm bằng rổ nhé. Bài viết của Team cleanipedia với 3 cách trồng rau mầm bằng rổ siêu dễ mà bạn có thể trồng rau mầm ngay tại nhà nhé!

trồng rau mầm bằng rổ

Trồng rau mầm bằng rổ với đất

Chuẩn bị:

  • Hạt giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Có rất nhiều loại hạt giống rau mầm bạn có thể lựa chọn như: Củ cải trắng, rau muống, rau dền, các loại hạt cải…
  • Dụng cụ: 1 chiếc rổ có nhiều lỗ để thoát nước.
  • Giấy lót có thể là loại giấy ăn mềm.
  • Bìa cứng cắt theo hình dáng của rổ.
  • Đất trồng giàu dinh dưỡng như hữu cơ sinh học, đất trộn xơ dừa hay đất Tribat…

Các bước thực hiện cơ bản:

Bước 1: Ngâm hạt giống

Tiến hành ngâm hạt giống với nước ấm trong vòng 6 – 8 tiếng đồng hồ và ủ trong khăn khoảng 10 – 12 tiếng. Loại bỏ hạt hỏng và để ra rổ cho ráo nước.

Bước 2: Gieo hạt rau mầm

Dải đều lớp giấy lót mềm xuống dưới bề mặt rổ và phun nước cho ướt. Sau đó, gieo hạt lên bề mặt rổ và tưới nước làm ẩm. Đậy tấm bìa cứng lên trên mặt rổ khoảng 2 ngày.

Bước 3: Chăm sóc rau mầm

Tưới nước bình bình phun sương 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Sau đó lại đậy kín nắp rổ khoảng 2 ngày để cây tiếp tục phát triển.

Bước 4: Thu hoạch

Trồng rau mầm khoảng 5 – 7 ngày là có thể thu hoạch được. Xem chi tiết

Với cách trồng rau mầm bằng rổ, khay này bạn có thể trồng mọi lúc, mọi nơi, dễ dàng thực hiện. Tiếp theo đây, Namix sẽ giới thiệu các bạn một phương pháp trồng rau mầm cực kì dễ nữa đó là trồng bằng giấy. Theo Namix, đây có lẽ là cách trồng rau mầm dễ thực hiện nhất các bạn có thể xem cách trồng dưới đây của savoury days:

trồng rau mầm bằng giấy ăn

Cách trồng rau mầm bằng giấy ăn

Dụng cụ cần chuẩn bị

  1. Hạt giống rau mầm các loại: củ cải trắng, củ cải đỏ, rau muống, cải xoong, rau chân vịt (spinach), hoa hướng dương… Các bạn ở Việt Nam có thể Google để tìm địa chỉ mua hạt giống nhé (mình thấy có một số nơi có dịch vụ chuyển hàng đến tận nhà, rất tiện). Ở nước ngoài, như tại Bỉ, Đức hay Hà Lan thì mình thấy có các Garden center hoặc ngay tại siêu thị cũng có bán một số loại hạt giống cải, spinach, … đều có thể dùng được.
  2. Đĩa, chén, hộp… dùng vật gì cũng được. Mình hay dùng mấy hộp nhựa trong đựng hoa quả.
  3. Giấy ăn: Mình thấy dùng loại giấy chuyên để làm bếp thì có vẻ tốt hơn là giấy ăn thông thường, hình như do giấy bếp dày và ráp hơn nên hạt giống dễ bám rễ hơn thì phải.

Cách trồng

  1. Lót giấy ăn dưới đáy hộp, độ dày khoảng 5 – 6 lớp giấy ăn. Pha nước nóng theo tỉ lệ 3 sôi: 2 lạnh (3 phần nước sôi, 2 phần nước lạnh). Tưới nước cho ẩm giấy.
  2. Rải hạt giống lên trên giấy ăn. Lưu ý rải hạt thưa vừa phải để hạt có chỗ nảy mầm và lớn lên, không bị chen chúc.
  3. Phủ một lớp giấy ăn lên trên. Dùng nước nóng 3 sôi 2 lạnh tưới cho giấy ướt đẫm.
  4. Để ở nơi ít ánh nắng. Ngày tưới nước 2 – 3 lần (khi nào thấy giấy có dấu hiệu khô thì tưới ngay). Nước để tưới này không cần phải là nước ấm, nhưng mình thường dùng nước ấm, thấy có vẻ nhanh hơn. Hạt ngấm nước ấm bắt đầu căng lên và nứt vỏ, sau khoảng 1 – 1.5 ngày hạt thì bắt đầu nảy mầm.
  5. Khi mầm dài hơn, bắt đầu xuất hiện lá mầm thì bỏ khăn giấy phủ ở trên.
  6. Tiếp tục tưới nước đều đặn. Mầm càng lớn thì càng cần nhiều nước hơn. Nhưng không nên tưới quá nhiều, cây dễ bị úng và hỏng. Khi cây mầm lớn hơn một chút có thể để ra nơi có ánh sáng để lá được xanh hơn.

Tùy loại cây mà sau 7 – 10 ngày sẽ có rau ăn được. Xem chi tiết

Ngày nay với khoa học công nghệ phát triển thì việc trồng rau mầm cũng dễ dàng hơn. Bạn có thể trồng bằng đất hoặc bằng nước. Cách trồng rau mầm thủy canh dưới đây của báo doanhnghiep nhé:

trồng rau mầm thủy canh

Hướng dẫn trồng rau mầm thủy canh

Bước 1: Chuẩn bị hạt

Bất kỳ loại hạt nào đều có thể trồng theo phương pháp này được. Tuyệt đối không mua các loại hạt giống rau thông thường hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì những loại hạt giống này thường chứa chất bảo quản.

Xử lý hạt: Ngâm hạt theo cách truyền thống, pha nước 2 sôi + 3 lạnh (nhiệt độ từ 50 – 540C), cho hạt mầm vào ngâm 15 – 30 phút, loại bỏ hạt lép, hạt sâu, hạt thối. Các loại hạt đậu, hạt cải, thời gian ngâm khoảng 6 – 7 giờ, đối với hạt rau muống ngâm 12 giờ.

Bước 2: Xử lý nước

Cách trồng rau mầm muốn đạt chất lượng tốt, năng suất cao, phải xử lý nguồn nước thật tốt, có thể xử lý bằng vôi cục tỷ lệ = 2/1.000, sau đó xử lý lại bằng phèn chua.

Xử lý bằng nước vôi trong (2-3%): Dùng 200-300g vôi cục hoặc 400 – 500g vôi mới tôi hòa tan trong 10 lít nước sạch. Để lắng 15-20 phút rồi lọc lấy 6-7 lít nước vôi trong. Cách trồng rau mầm không cần đất như thế này sẽ đảm bảo nguồn rau thực sự sạch, không nhiễm khuẩn từ nước.

Làm trong nước bằng cách dùng một miếng phèn chua khoảng nửa đốt ngón tay (khoảng 1g): hòa tan phèn vào một gáo nước, sau đó đổ gáo nước vừa hòa tan phèn vào xô đựng nước khoảng 20 – 25 lít và khuấy đều. Sau khoảng 30 phút khi cặn đã lắng xuống đáy thì gạn lấy nước trong.

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ trồng rau

Tận dụng, dụng cụ sẵn có trong gia đình như: Xoong, nồi, chậu nhựa, khay nhựa hình chữ nhật, hũ sành, nồi đất, có đường kính từ 20 cm, chiều cao 15 cm trở lên và có nắp đậy kín. Trồng bằng dụng cụ xoong, nồi… thì để trong bếp hoặc hiên nhà, tránh ánh sáng trực tiếp.

Bước 4: Gieo hạt

Gieo hạt vào nồi hoặc khay, mật độ dày đặc, 2 hạt chồng lên nhau. Có thể gieo 150 g hạt rau muống trong xoong đường kính 20 cm, cao 15 cm.

Bước 5: Chăm sóc

Sau khi đã gieo hạt, tưới nước sạch xâm xấp mặt hạt, ngâm 15 phút, sau đó đổ nước ra thật nhanh. Trong khi đổ, dùng nắp nhỏ hơn đường kính của xoong chặn hạt lại (định vị cho hạt mầm không bị xáo trộn) hoặc dùng van xả gắn ở đáy để tháo nước ra, một ngày tiến hành tưới nước từ 3 – 4 lần.

Dụng cụ luôn luôn đậy nắp kín, càng tối rau càng cho năng suất cao nhớ là tối trong 3 ngày đầu gieo hạt, sau đó phải mang ra nắng nhẹ, không trực tiếp chiếu vào cây. Nhiệt độ nảy mầm thích hợp từ 25 – 30 độ.

Ngoài ra cách trồng rau mầm bằng nước rất dễ bị dòi nếu bạn không đậy kín rau và không xả nước ráo, rễ rau sẽ bị nhũn, phát sinh dòi, rất hôi, rau không lớn nhiều thậm chí chết rụi hết.

Có thể bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho nước nhưng cần cân nhắc cẩn trọng. Nên thay nước sạch hàng ngày để tránh nước bẩn làm hư hỏng rễ.

Bước 6: Thu hoạch

Các loại rau mầm hạt đậu, tưới nước liên tục 3 ngày là thu được. Nếu trồng hạt rau muống thì 5 – 6 ngày là thu hoạch được.

Thường xuyên tưới cây 1 ngày 2-3 lần để giữ ẩm cho hạt, sau 5 – 20 ngày sau khi gieo hạt bạn có thể thu hoạch và sử dụng. Bạn có thể để rau mầm lớn hơn rồi thu học cũng được nhưng rau mầm khi ra lá thật sẽ không còn nhiều dinh dưỡng nữa như trước. Xem chi tiết

Trên đây là những cách trồng rau mầm được nhiều người biết tới. Nhưng các bạn có thể tham khảo các cách trồng rau mầm dưới đây nữa nhé

trồng rau mầm bằng đất

Trồng rau mầm bằng đá vermiculite

Đá vermiculite cũng có tính trơ về mặt hóa học giúp rau nhà bạn an toàn và vệ sinh thực phẩm hơn. Đồng thời đá khoáng này cũng giữ ẩm rất tốt, có thể tạo mọi điều kiện tốt cho cây non nảy mầm nên sử dụng chúng để trồng rau mầm rất tốt. Trồng rau bằng đá vermiculite cũng rất đơn giản và đem lại hiệu quả cao. Cách trồng rau này và chăm sóc cũng tương tự như cách trồng trong đất.

cây nầm trên đá vermiculite Namix

Trồng rau mầm bằng xơ dừa

Xơ dừa trước giờ được sử dụng trồng rau khá phổ biến, tuy nhiên bạn cần biết cách sử dụng nếu không khả năng nảy mầm của hạt rau sẽ rất thấp. Vì trong xơ dừa có hàm lượng tanin và muối cao nên cần phải xử lý kỹ trước khi trồng.

Trầu rau mầm bằng xơ dừa bạn cần chuẩn bị xơ dừa đã qua xử lý, hạt rau, bình phun nước. Cách trồng và chăm sóc rau mầm trên xơ dừa cũng tương tự như cách trồng trên đất.

rau mầm cải

Trồng rau mầm bằng đá perlite

Về bản chất đây là cách trồng chỉ sử dụng nước mà thôi, đá chân châu perlite chỉ là vật thể để làm giá đỡ cho rau đứng vững. Tuy nhiên vì tính trơ về mặt hóa học của đá perlite nên bạn có thể yên tâm, rau mầm của bạn sẽ hoàn toàn sạch sẽ, an toàn thực phẩm.

Đồng thời đá perlite cũng có cấu trúc hang rỗng bên trong, giúp hút nước tốt rồi cung cấp cho hạt nảy mầm và phát triển tốt. Khi trồng bằng đá perlite bạn có thể tái sử dụng bằng cách nhổ rau lên, rủ sạch đá perlite xuống rồi san bằng lại và trồng lại.

trồng rau mầm trên đá perlite

Cách trồng 

Bạn cần chuẩn bị đá perlite hoặc trộn thêm đất sạch trồng rau , hạt rau, bình xịt nước khay đựng. Với cách này thì khay đựng không cần phải thoát nước tốt và có thể không cần thoát nước. Bạn có thể tận dụng những cái rổ, tô, cái hộp, cái hộp bỏ trong bếp để làm

Sau khi đã chuẩn bị xong, bạn đổ đá perlite vào khay, sau đó san bằng lại đá trong khay cho đẹp.
Tiếp đến là rải hạt rau một lớp mỏng nhưng khít nhau rồi dùng bình phun nước vào đến khi ướt đẫm đá perlite và hạt rau. Lưu ý: không nên để nước ngập lên hạt rau để tránh bị úng.

Cách chăm sóc rau mầm trên đá perlite

Sau khi trồng xong bạn để chúng ở nơi có ánh sáng yếu, nơi thoáng mát và thường xuyên tưới nước ngày 2-3 lần để cung cấp độ ẩm cho rau. Nhưng vẫn lưu ý không nên tới nước ngập lên hạt rau và gốc rau mầm.

trồng rau mầm trên đá perlite

Trồng rau mầm bằng cát

Trồng rau bằng cát cũng rất đơn giản, tuy nhiên nếu bạn muốn sử dụng cả rễ thì cần vệ sinh rau thật kĩ. Với cách trồng này thì bạn cần chuẩn bị hạt rau, cát, bình phun và khay trồng có thể là chậu trồng cây, hộp nhựa khay đựng khác. Với cách trồng và chăm sóc bằng cát cũng tương tự như trồng trên đá perlite.

trồng rau mầm trên cát

Vừa rồi là một số cách trồng rau mầm đơn giản tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Hy vọng sau bài viết bạn có thể tự trồng những khay rau mầm thơm ngon, dinh dưỡng tại nhà.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button