Quả bầu có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Vì vậy, việc trồng bầu thế nào để được hiệu quả với quả bầu to đang được nhiều người quan tâm. Ngày nay, rất người muốn tự trồng cây bầu này để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bữa ăn gia đình. Hôm nay, Namix sẽ hướng dẫn ký thuật trồng và chăm sóc bầu để cây phát triển tốt, sai quả và thu hoạch thường xuyên nhé!

Đặc điểm của cây bầu

Bầu là một loài thực vật trong họ Bầu bí có tên khoa học là Lagenaria siceraria. Bầu thuộc nhóm thực vật thân thảo dây leo có tua cuốn và phân nhánh. Trên thân dây bầu phủ lớp lông màu trắng. Lá hình tim không xẻ thùy hoặc xẻ thùy rộng, cuốn có 2 tuyến ở đỉnh. Hoa đơn tính đồng chu, to, màu trắng, cuốn hoa dài tới 20 cm. Quả tùy theo giống mà có nhiều hình dạng hoặc màu sắc khác nhau. Khi quả già, vỏ sẽ hóa gỗ cứng.

Bầu là một loại cây không quá kén đất, thời tiết. Cây mọc rất khỏe, chỉ cần đất cao ráo, không bị ngập úng là cây có thể phát triển tốt. Đối với thời tiết, khí hậu nước ta hoàn toàn phù hợp để trồng bầu.

nên trồng bầu vào tháng mấy

Nên trồng bầu vào tháng mấy?

Nên trồng bầu vào khoảng thời gian từ đầu tháng 11 đến hết tháng 12, vì khoảng thời gian này thời tiết mát mẻ và không nhiều mưa nên khi gieo hạt thì hạt bầu sẽ nhanh nảy mầm và phát triển tốt, và khoảng thời gian cho ra quả là khoảng 75 ngày.

Thời vụ trồng bầu ở miền bắc

Khi thời tiết lạnh ở Miền Bắc là vào khoảng tháng 8 tháng 9, bạn trừ đi khoảng 2 tháng tức là trồng bầu ở miền bắc vào vụ sớm là tháng 6 tháng 7. Nếu trồng đúng vụ thì trồng từ khoảng tháng 9 tháng 10. Việc gieo trồng bầu đúng thời vụ sẽ giúp cây bầu phát triển tốt, tránh được sâu bệnh

Bầu có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, trồng đúng thời vụ sẽ giúp bầu ra hoa tránh bị úng hoặc hạn kéo dài, tránh được sâu bệnh. Vì vậy, Thời vụ trồng bầu ở Miền Bắc có thể chia như sau:

  • Vụ xuân: Gieo trồng từ tháng 1
  • Vụ hè: Gieo trồng vào tháng 5 – 6.
  • Vụ thu: Gieo trồng bầu vào tháng 9 – 10
  • Vụ Đông: Nếu bạn ở vùng miền núi ấm thì trồng bầu vào đầu tháng 10 sau khi dã thu hoạch lúa mùa sớm.
đất trồng đa dụng

ĐẤT TRỒNG CÂY ĐA DỤNG – TRỒNG CÂY GÌ CŨNG TỐT

  • Sử dụng ngay không cần phối trộn
  • Cung cấp dinh dưỡng lâu dài
  • Tơi xốp, thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh
  • Có nguồn gốc hữu cơ 100% tự nhiên

Quy cách đóng bao: 5dm3, 20dm3, 40dm3

Cách Trồng bầu trong thùng xốp, chậu cho quả to, sai trái

Có 2 cách để trồng bầu đó là gieo hạt bầu và trồng bằng cây con

trồng bầu bằng hạt

Cách trồng bầu bằng hạt giống

Namix sẽ hướng dẫn phương pháp trồng bầy bằng hạt giống trong thùng xốp, chậu để các bạn có thể dễ dàng trông bầu trên sân thượng nhé

Chuẩn bị vật liệu trồng cây:

  • Hạt giống
  • Khay, chậu, thùng xốp có chiều cao tối thiểu 30 cm
  • Đất trồng cây đa dụng Namix

Các bước thực hiện

Xử lý hạt bầu trước khi gieo: Để hạt bầu nảy mầm nhanh thì bạn nên ngâm hạt bầu trong nước ấm 30-40 độ C khoảng 4 giờ sau đó ủ hạt giống trong khăn ẩm cho hạt nứt mép rồi ươm vào các khay cho tới khi thấy hạt nứt nanh, nảy mầm thì đem đi gieo vào đất.

Đất trồng: Khi gieo hạt bầu bạn hãy phủ một lớp đất trồng lên bề mặt của hạt bầu để tạo độ ẩm giúp cho hạt nảy mầm nhanh cũng như tạo chỗ bám cho cây khi bắt đầu mọc rễ. Bạn nên dùng đất trồng cây đa dụng của Namix để giúp bầu phát triển tốt vì đất này đã được trộn phân hữu cơ rồi

Gieo hạt: Gieo hạt bầu khoảng 2-3cm so với mặt đất rồi phủ một lớp giá thể lên trên. Lưu ý: không nên tưới quá nhiều nước mà hãy phun nhẹ nước để tránh việc hạt bị úng thối.

Cách trồng bầu bằng cây con

Làm đất trồng: Để bầu phát triển tốt thì đất trồng bầu phải tơi xốp. Tốt nhất, các bạn nên dùng đất trồng đa dụng Namix để trồng.

Trồng cây con: Trồng ở mỗi bầu đất từ 2-3 cây bầu đã nứt mầm và có khoảng 2-3 lá, sau đó vun đất trồng cây Namix lên trên đến khi được nửa thân bầu thì ấn nhẹ sao cho cây được đứng chắc chắn.

trồng bầu bằng cây con

Chăm sóc cho cây bầu

Để bầu có thể ra sai trái, thu hoạch thường xuyên thì việc chăm sóc để bầu phát triển là điều cần thiết. Do đó bạn cần lưu ý những điều sau:

  • au khi trồng khoảng 1 tháng đến 1 tháng rưỡi , cây lớn. Bạn tiến hành làm giàn cho cây và bón bổ sung phân bón, đồng thời xới quanh gốc.
  • Bầu là loại cây cho quả liên tục nên để cung câp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển bạn cần bón phân định kì khoảng 20 ngày/lần.
  • Việc bấm ngọn và tỉa cành cần được tiến hành sau khi thu hoạch để giàn bầu có thể cho ra trái ở nhánh khác, có thể tiến hành bất cứ lúc nào sau khi cây ra quả.

Vì sao bầu không đậu trái

Hạt giống không chất lượng

Chất lượng hạt giống rất quan trọng. Để tiết kiệm được thời gian và chi phí, bạn nên mua hạt giống từ các công ty ươm giống uy tín, hạt giống tốt sẽ cho nhiều quả hơn và sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng kém

Cây bầu rất thích phân hữu cơ, nhiều loại phân hữu cơ như phân bò, phân gà,… Ngoài việc trộn cùng đất trồng, bạn cũng nên bón thúc để cây phát trưởng tốt hơn và ra nhiều quả hơn.

Vào giai đoạn cây bầu chuẩn bị ra hoa nên cung cấp hàm lượng lân và kali cao, tránh bón phân có hàm lượng đạm cao làm cho cây xanh tốt mà ra ít hoa. Vì thế cần kết hợp phân hữu cơ với super lân và kali sunfat trong giai đoạn này.

kỹ thuật chăm sóc bầu

Kỹ thuật chăm sóc chưa đúng

Khi cây bầu được khoảng 1.5m, bạn nên bắt đầu cắt ngọn, để cây tập trung phát triển nhánh và phân hóa mầm hoa. Lưu ý:

  • Chỉ cắt ngọn của dây chính, giữ lại ngọn của các nhánh phụ.
  • Tỉa bỏ hết các lá ở gốc, cắt bỏ toàn bộ các nhánh ở quanh gốc, chỉ giữ lại các nhánh ở trên giàn.
  • Tỉa thưa lá, giúp cây thông thoáng để giúp loại bỏ nơi trú ẩn của côn trùng gây hại và giúp các mầm hoa ở kẻ lá có không gian phát triển.

Khi bầu đã leo xanh tốt, kín giàn nhưng vẫn chưa thấy cho trái hoặc cho trái rất ít bạn có thể áp dụng biện pháp rạch gốc để nhét mảnh sành hay viên đá vào giữa để làm gián đoạn quá trình sinh trưởng phát triển thân lá, ép cây chuyển sang quá trình tích tụ và phân hóa mầm hoa tạo quả.

Để áp dụng biện pháp rạch gốc bạn làm như sau: chọn đoạn thân gần gốc cách mặt đất khoảng 15-20cm, dùng dao nhọn chọc xuyên giữa và cắt đôi thân cây, vết cắt dài 5-7cm. Sau đó dùng một mảnh nhựa hay mảnh sứ chèn vào giữa để ngăn cho thân cây không dính vào nhau.

đất trồng đa dụng

ĐẤT TRỒNG CÂY ĐA DỤNG – TRỒNG CÂY GÌ CŨNG TỐT

  • Sử dụng ngay không cần phối trộn
  • Cung cấp dinh dưỡng lâu dài
  • Tơi xốp, thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh
  • Có nguồn gốc hữu cơ 100% tự nhiên

Quy cách đóng bao: 5dm3, 20dm3, 40dm3

Tưới nước quá nhiều

Bầu cần nước để phát triển thân và lá, nhưng cây bầu ra hoa nên hạn chế tưới 2-3 hôm. Khi hạn chế tưới, cây sẽ yếu đi một chút, lượng tinh bột đi từ lá bị hạn chế, giảm quang hợpn và cây bị kích thích chuyển sang phát triển sinh sản và cho ra nhiều hoa hơn.

Nên cẩn thận khi dùng phương pháp này, cần chọn thời điểm siết nước hợp lý và kết hợp với độ ẩm không khí cao để kích thích cây ra hoa cái.

Thụ phấn kém

Bạn cần hỗ trợ bầu thụ phấn vì hoa bầu nở vào ban đêm và kéo dài tới sáng là tàn, cho nên rất ít côn trùng đến thụ phấn tự nhiên cho hoa bầu từ đêm tới sáng sớm hôm sau.

Để thụ phấn cho bầu, bạn nên chọn những bông hoa đực to, đủ cánh, không sâu bệnh, sau đó bỏ hết cánh hoa và đài hoa đi, để lộ ra phần nhị. Đưa phần nhị của hoa đực sát vào phần nhụy của hoa cái và gõ nhẹ vào cuốn hoa, để hạt phấn rơi ra và dính vào nhụy của hoa cái.

Trên đây các trồng và chăm sóc bầu sai trái mà Namix chia sẻ. Với kĩ thuật trồng bầu này các bạn có thể dẽ dàng trồng bất cứ đâu kể cả trông trong thùng xốp hay sân thượng.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button