Khi làm vườn chắc hẳn bạn đã biết lợi ích của phân bón hữu cơ với cây trồng và đất. Khi sử dụng, phân có tác dụng cải tạo đất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế xói mòn đất,… Vậy những lợi ích của phân bón hữu cơ là gì? Cùng NAMIX tìm hiểu qua bài viết và những thông tin được cập nhật ngay dưới đây nhé.
Mục Lục Bài Viết
ToggleĐặc điểm của phân bón hữu cơ
Phân bón hữu cơ chứa rất nhiều hợp chất dinh dưỡng, chủ yếu là từ các chất hữu cơ được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phân loại phân bón hữu cơ phổ biến hiện nay
Hiện tại, phân hữu cơ được chia làm 2 loại phổ biến là: Phân hữu cơ truyền thống và phân được chế biến công nghiệp.
- Phân hữu cơ truyền thống: Gồm các loại phân rác, phân xanh, phân chuồng… Quá trình ủ phân tương đối mất thời gian. Hàm lượng dinh dưỡng thấp nên hiệu quả bón phân thấp.
- Phân công nghiệp: Gồm phân hữu cơ sinh học, vi sinh, vi sinh vật, phân bón lá, phân hữu cơ khoáng. Áp dụng công nghiệp hiện đại để đảm bảo dưỡng chất trong phân bón và nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá trị dinh dưỡng cao hơn phân bón hữu cơ truyền thống.
Cách chế biến
Bạn có thể chế biến theo dạng thô sơ và chế biến công nghệ.
- Bạn có thể tự thực hiện tại nhà, thường được áp dụng với các loại phân như phân xanh, phân chuồng, phân rác, than bùn.
- Phương pháp công nghệ vi sinh, là dùng các vi sinh vật để chế biến phân. Phương pháp này thường được áp dụng trong chế biến các nguồn hữu cơ ít vi sinh vật: rác thải đô thị, than bùn, vỏ hạt cà phê, bột gỗ, thân vỏ cây…
Nếu bạn trộn phân hữu cơ tại nhà thì nên chia thành 2 vật liệu “xanh” và “nâu”. Trong đó:
- Vật liệu xanh: Bao gồm vỏ rau, trái cây, bã cà phê, hoa rụng… Cung cấp độ và các khoáng chất như nitơ cho phân.
- Vật liệu nâu: Phân hủy chậm hơn, bổ sung carbon và chất xơ cho phân, bao gồm vỏ trứng, bìa các tông xé nhỏ…
Lợi ích của phân bón hữu cơ trong làm vườn
Phân bón hữu cơ chứa chất hữu cơ tự nhiên, tốt cho cây và đất trồng. Chính vì vậy việc sử dụng phân hữu cơ thay cho phân hóa học đang được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là khi trồng cây, làm vườn tại nhà.
Các cây trồng như cây rau, các loại cây ngắn ngày sẽ chịu tác động nhiều hơn các loại cây dài ngày, cây công nghiệp. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của phân hữu cơ cho cây trồng, đất trồng, con người, môi trường,…:
Cải tạo đất – Lợi ích của phân bón hữu cơ
Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, bổ sung lượng lớn mùn, vi sinh vật hữu ích để giúp đất tơi xốp, thoáng khí. Từ đó tăng độ phì nhiêu và phân giải các độc tố trong đất.
Hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất. Tăng khả năng thoát nước, loại bỏ các tình trạng ngập ủng, đóng váng bề mặt và ổn định nhiệt độ trong đất.
Tăng kết cấu của đất, giúp đất lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ. Giúp giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
Tạo môi trường tốt cho cây phát triển
Tạo môi trường tốt để các vi sinh vật có lợi trong đất. Phần lớn là những dinh dưỡng đa trung vi lượng cho đất, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật . Nhờ đó, bộ rễ phát triển thuận lợi, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây.
Cây được bổ sung chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K, các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu. Bạn cần biết cách sử dụng phân hữu cơ để chúng phát huy tác dụng nhiều nhất.
Hạn chế sâu bệnh hại, giúp các bộ phận cành, lá cây được cứng cáp hơn. Tăng khả năng chống chịu khi gặp những điều kiện bất lợi. Tăng cường vi sinh vật hữu ích, nấm đối kháng để ức chế hoạt động của vi sinh vật và nấm bệnh gây hại.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây
Phân hữu cơ bổ sung một lượng lớn chất hữu cơ, chất mùn, thay thế phân bón hóa học.
Cung cấp dưỡng chất thường xuyên, dự trữ dinh dưỡng lâu dài của cây trồng cũng như sinh vật và vi sinh vật đất.
Các loại phân hữu cơ khi sử dụng còn cung cấp thêm CO2 cho cây trồng quang hợp.
Bổ sung các hoạt tính sinh học (chất sinh trưởng tự nhiên, men, vitamin…) kích hoạt sự phát sinh và phát triển của bộ rễ. Từ đó, thẩm thấu dinh dưỡng đến màng tế bào, giúp rễ hút dinh dưỡng hiệu quả hơn…
Nâng cao chất lượng nông sản, cây trồng
Nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo cây phát triển tốt như mong muốn.
Phân dễ dàng phân hủy và không gây ô nhiễm môi trường. Khi sử dụng sẽ bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái, tạo nguồn nông sản sạch, an toàn sử dụng.
Loại bỏ được các yếu tố độc hại hay tồn dư hóa chất trong nông sản. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, để sản phẩm luôn an toàn.
Theo đó, hiện nay, việc chọn thực phẩm an toàn của người tiêu dùng toàn cầu ngày càng tăng. Vì vậy phân bón hữu cơ được nhiều người lựa chọn.
Nhược điểm khi sử dụng phân bón hữu cơ
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật khi sử dụng phân hữu cơ thì sẽ có một số nhược điểm mà bạn cần biết:
- Hàm lượng dưỡng chất thấp nên khi sử dụng phải bón nhiều. Vậy nên việc sử dụng phân hữu cơ phải có thời gian chứ không thể nhất thời.
- Chi phí vận chuyển
- Nếu không được xử lý các nguyên liệu trong phân hữu cơ bài bản thì có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh và gây hại. Đặc biệt là khi phân bón được chế biến từ các nguồn rác thải nông nghiệp, mang mầm bệnh sẵn có.
- Sản phẩm được tạo ra từ những thành phần giống nhau, không nhất quán. Chính vì vậy, đôi khi thành phẩm tạo ra không phù hợp và kết quả không được như mong muốn.
Trên đây là những lợi ích của phân hữu cơ khi sử dụng để trồng cây, làm vườn. Việc làm vườn sẽ trở nên dễ dàng hơn, nông sản năng suất hơn, chất lượng hơn và đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường. Theo đó, bạn cũng có thể sử dụng những đất trồng đã bổ sung phân hữu cơ như đất NAMIX để cây tươi tốt và phát triển hơn.