Trồng ớt chỉ thiên mang đến những trái ớt đỏ rực, cay, được nhiều người yêu thích. Đây là một trong những cây ớt dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, để cây trồng nhiều trái, thu hoạch quanh năm thì bạn có thể áp dụng những bí quyết và kỹ thuật phù hợp. Cùng tìm hiểu ngay.
Mục Lục Bài Viết
ToggleỚt chỉ thiên là ớt gì?
Ớt đều hướng lên trời nên được gọi là ớt chỉ thiên. Cây có thân dưới hóa gỗ, nhiều cành, lá hình thuôn dài và nhọn đầu.
- Cây thường cao từ 0,6-1,3m.
- Lá xanh dài từ 3-4cm.
- Quả dài 2-5cm, chưa chín có màu xanh nhạt, chín có màu đỏ, da cam hoặc tím dài. Hình nón, nhỏ, đầu nhọn, nặng khoảng 2g.
- Hạt có màu trắng, rất nhỏ, 10-20 hạt mỗi quả.
Dựa vào bảng đo giản hóa cho thấy độ cay của ớt thấp nhất là 0 – 100 độ SHU (không cay). Ớt chỉ thiên của Việt Nam đạt mức 100.000 – 250.000 độ SHU. Ở mức trên 100.000, ớt cay nhiều cho đến bùng nổ.
Trồng ớt chỉ thiên tại nhà đơn giản nhất
Cây ớt chỉ thiên cay nồng, gia tăng hương vị phong phú cho bữa ăn hàng ngày. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách trồng ớt trong chậu đơn giản, ai cũng có thể làm được.
Cây cần ánh nắng mặt trời nhiều, ít nhất là 6-8 giờ để cây phát triển tốt. Chọn vị trí trồng có ánh nắng đầy đủ và thoáng gió, tránh những nơi có bóng râm nhiều. Bạn có thể trồng ở ban công, sân thượng.
Đặt cây ở nơi có độ thông thoáng cao, ít ngập nước để tránh bị mục rụng và nấm.
Trồng ớt chỉ thiên vào lúc nào?
Để đạt sản lượng cao, ít sâu bệnh, bạn nên trồng vào thời điểm:
- Vụ đông xuân (vụ chính): Gieo hạt tháng 7 đến cuối tháng 8 dương lịch, thu hoạch từ tháng 11 đến giữa tháng 2 – 3.
- Vụ hè thu: Gieo hạt vào tháng 1 đến cuối tháng 2, thu hoạch từ tháng 4 đến đầu tháng 7 năm sau.
Tuy nhiên, mỗi vùng sẽ nên trồng vào thời điểm:
Miền Bắc
- Vụ sớm: Gieo vào tháng 8 – 9, thu hoạch tháng 12 – tháng 1.
- Vụ chính: Gieo vào tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2 – 3.
- Vụ hè thu: Gieo vào tháng 4 – 5, thu hoạch vào tháng 8 – 9.
Miền Trung: Gieo tháng 10 – 11, thu hoạch từ 1 – 2.
Miền Nam: Gieo tháng 10, thu tháng 2 và vụ hè thu (tháng 4, thu tháng 8).
Chuẩn bị đất trồng
Đất cần được làm thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng, tốt nhất là chọn đất đã được phối trộn, đủ dưỡng chất cho cây phát triển. Đảm bảo độ thông thoáng tốt, độ pH đất trong khoảng 6.0-6.8 để cây phát triển tốt.
Bạn có thể chọn đất trồng cây đa dụng NAMIX, đất sạch, được phối trộn từ những nguyên liệu tự nhiên. Bao gồm: Vỏ đậu phộng, vỏ trấu nguyên cánh, mùn dừa,…
Trước khi bắt đầu trồng, loại bỏ tàn cỏ, giúp cây phát triển tốt và không bị cạnh tranh dinh dưỡng bởi các loài cây khác.
Chọn giống
Việc lựa chọn giống rất quan trọng để đảm bảo cây đạt được kết quả tốt nhất. Trên thị trường hiện nay có nhiều nhà cung cấp hạt giống khác nhau, bạn nên mua ở nơi uy tín, hạt mẩy, không ẩm mốc.
Bạn nên chọn các giống ớt chỉ thiên NS 507, NS 555, NS 508. Đây là giống ớt được trồng nhiều với năng suất cao, cây sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu được thời tiết và sâu bệnh hại.
Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh khoảng 30 phút – 1 tiếng, hong khô dưới ánh nắng mặt trời.
Trồng ớt chỉ thiên trong chậu siêu trái
Bạn nên gieo hạt vào mùa xuân, khi tiết trời đã ấm lên, nhiệt độ thích hợp từ 21 – 32 độ C. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật trồng ớt, gieo hạt trực tiếp vào giá thể hoặc ngâm hạt trong vòng 24 giờ để tăng tỷ lệ nảy mầm.
- Đổ đất trồng cây NAMIX vào chậu, cho hạt vào sâu từ 0.5 – 1.5cm, tùy thuộc vào kích thước của hạt và điều kiện thời tiết.
- Hạt cách nhau khoảng 5 – 7 .5cm giữa các cây.
- Sau 5 – 10 ngày, hạt sẽ nảy mầm.
- Sau 3 tuần, cây sẽ cứng cáp, tách cây ớt trồng vào chậu/thùng xốp.
- Tưới nước đều đặn, đảm bảo đất luôn đủ ẩm, tránh làm cây bị ngập nước.
Chăm sóc cây ớt tươi tốt, quả nhiều
Cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng nếu muốn cây khỏe, sai trái thì cần chăm sóc kỹ, cụ thể như sau:
- Tưới nước: Mùa nắng cần tưới nước đầy đủ, mùa mưa đảm bảo thoát nước tốt. Bạn cần tưới nhẹ nhàng, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá.
- Bón phân hữu cơ: Cung cấp dinh dưỡng cho cây và giúp cải thiện hệ miễn dịch của cây.
- Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng hơn, nên thực hiện lúc nắng ráo.
- Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông để cây đứng vững, hạn chế trái bị sâu bệnh.
Một số sâu bệnh hại
Một số sâu bệnh hại trên cây ớt có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển và ra quả của cây như:
- Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Phát hiện kịp thời và xử lý sớm.
- Sâu xanh đục trái: Sâu hại búp non, nụ hoa, đụt thủng quả.
- Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, cây con.
- Sâu xanh da láng: Hình dạng rất giống sâu xanh nhưng nhỏ hơn. Chúng cũng ăn cả ớt, hành,… và kháng thuốc rất mạnh.
- Bệnh thán thư ớt (còn gọi là bệnh đốm trái – nổ trái): Vết bệnh thán thư có hình bầu dục hoặc hình thoi, màu nâu đen hoặc màu vàng trắng. Gây thối chồi non, chết cây con, thối quả, cây bệnh ít quả, kém năng suất.
- Bệnh đốm trắng lá: Gây bệnh cho lá bánh tẻ đến lá già. Bệnh làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ.
Thu hoạch
Sau khi cây trổ hoa 35-40 ngày có thể thu hoạch, lúc này ớt bắt đầu chuyển sang màu đỏ. Ngắt cả cuống trái, không làm gãy nhánh. Cách 2-3 ngày thu 1 lần hoặc hái lúc có nhu cầu.
Vì thân cây ớt rất giòn và dễ gãy nên bạn có thể cắm thêm cây đỡ và buộc dây cẩn thận. Tránh buộc dây nhiều nhánh thành một chùm mà nên để cây thoáng đãng để dễ quang hợp và cho trái phát triển bình thường.
Bạn có thể hái ớt, rửa sạch rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh để có thể sử dụng lâu dài.
Trồng ớt chỉ thiên tại nhà không quá khó, bạn có thể tự tay trồng với đất NAMIX. Chỉ cần bạn dành một ít thời gian để trồng ớt bằng hạt là bạn có thể thu hoạch được những trái ớt tươi ngon để gia tăng hương vị cho món ăn của mình.