Bệnh phấn trắng là loại bệnh xuất hiện nhiều ở cây trồng, đặc biệt là các cây như như cà chua, dưa leo, dâu tây, dưa lưới,… Bệnh gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng của cây trồng. Vậy cách nhận biết cây bị bệnh là gì và cách phòng trừ ra sao, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
ToggleBệnh phấn trắng và đặc điểm nổi bật
Bệnh thường ảnh hưởng đến cây non vào mùa xuân, đây là lúc thời tiết có độ ẩm cao. Bệnh nấm hại cây, hình thành bởi hàng trăm sợi nấm và bào tử thuộc Erysiphales gây nên. Nguyên nhân là từ những phần tàn dư của hạt giống gây bệnh và lây lan theo chiều gió.
Tên khoa học là: Nấm Sphaerotheca pannosa var.. Nấm phấn trắng. Đây là loại nấm ký sinh chuyên tính (ngoại ký sinh) có sợi lan rộng che phủ kín bề mặt mô, có vòi hút trong các tế bào cây. Bào tử hình trứng, đơn bào, không màu, truyền lan nhờ gió, mưa.
Cách nhận biết bệnh phấn trắng
Bệnh thường gây hại cho cây trồng ngay từ giai đoạn cây non, môi trường hanh khô là điều kiện thuận lợi để chúng phát tán các bào tử nấm bệnh.
Cây xuất hiện các lớp phấn trắng bọc bên ngoài cả 2 mặt của lá cây, hoa, quả hay thậm chí là thân cây.
- Ban đầu là những đốm trắng xuất hiện trên lá.
- Lá cuộn lại với các hình dạng móp méo, chuyển màu nâu hoặc vàng, dần trở nên khô héo và rụng đi.
- Các cây trồng trở nên suy yếu, mất khả năng phục hồi và chết.
Điều kiện phát triển bệnh
Bệnh thường phát sinh vào cuối mùa đông, khoảng tháng 1 – tháng 5 và phát triển mạnh nhất vào tháng 3 – 4.
Trong điều kiện mưa phùn, nhiệt độ nóng ẩm 17 – 25 độ C, độ ẩm không khí cao 80%. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển chồi nụ hoa, đồng thời cũng là lúc nấm phấn trắng phát tán lây lan.
Bệnh xuất hiện nhiều ở những nơi thiếu ánh sáng, bóng mát. Vì khi đó, cây giảm sức đề kháng của cây trồng, dễ bị nấm xâm nhập và phát triển.
Nếu chăm sóc cây không đúng cách, như cắt tỉa lá, cành không hợp lý hoặc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng liều lượng thì cũng khiến bệnh phát triển.
Bệnh phấn trắng ở cây trồng
Cây hoa hồng
Bệnh xuất hiện dưới dạng bột phấn màu trắng xám ở cả lá, chồi, ngọn cây, nụ, thân, cành hoa. Lá cây khi bị nhiễm bệnh sẽ dần chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, vàng hoặc tím.
Đây là một trong những bệnh hại trên cây hoa hồng. Khi bệnh, lá có dấu hiệu khô, thiếu sức sống và co lại. Nếu bị nặng, nụ hoa có thể không nở được, ít nụ hoặc chết cây.
Cây bầu bí
Đối với bầu bí, khi bị bệnh, lá xuất hiện các đốm nhỏ màu trắng và dần dần bị bao phủ bởi lớp nấm trắng xám dày đặc như bột phấn.
Lá cây u từ xanh sang vàng, bị khô và rụng. Nếu bệnh nặng hơn thì cây sẽ nhiễm bệnh yếu, năng suất kém, cần phải thu hoạch trước thời hạn.
Một số cây trồng khác
- Cây nho: Bệnh thường xuất hiện trên lá và quả, gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây.
- Cây dưa hấu: Bệnh gây ra sự mất màu, sạm nám và khô héo trên lá, làm giảm năng suất và chất lượng quả ở cây dưa hấu.
- Cây đào: Bệnh xuất hiện trên lá đào và gốc cây, gây ảnh hưởng đến năng suất và sức khỏe của cây.
- Chanh dây: Bệnh gây ra sự khô héo, sạm nám trên lá.
- Cây ớt: Bệnh xuất hiện trên lá và quả ớt, gây sạm nám và khô héo cây trồng.
Một số cách phòng trừ bệnh phấn trắng hiệu quả
Dưới đây là một số lưu ý để phòng bệnh hiệu quả cho cây:
- Chọn giống cây khỏe, kháng bệnh.
- Lựa chọn đất trồng sạch mầm bệnh, giàu dinh dưỡng.
- Bạn cần loại bỏ những lá, chồi, cành bị bệnh, đem tiêu hủy càng xa cây càng tốt.
- Tưới nước đủ cho cây, tránh ướt lá kéo dài.
- Trồng cây đảm bảo sự thông thoáng, đúng mật độ, không trồng quá dày để giảm độ ẩm. Bạn cần đảm bảo cây và lá nhận được nhiều ánh sáng.
- Thường xuyên cắt bỏ cành phụ, cắt tỉa nụ tàn, cành tạo tán.
- Bón phân cân đối, không bón dư thừa đạm.
Để kiểm soát bệnh phấn trắng trên cây trồng hiệu quả, có nhiều cách để bạn phòng trừ bệnh. Cụ thể như:
Hỗn hợp baking soda và xà phòng
- Baking soda: 1 muỗng canh
- Xà phòng dạng nước: ½ muỗng cà phê
- Nước: 3 lít
Xà phòng sẽ tăng khả năng lan rộng của hỗn hợp, chúng bám vào bề mặt lá và loại bỏ nấm bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên xịt hỗn hợp khi trời đang có nắng. Ngoài ra, trước khi sử dụng các này, mấy ngày trước đó bạn cần tưới nước cho cây.
Trị bệnh bằng nước súc miệng
Nước súc miệng có khả năng tiêu diệt các bào tử gây bệnh hiệu quả lại an toàn. Bạn có thể pha nước súc miệng với nước (tỷ lệ 1:3), sau đó xịt trực tiếp lên cây bị bệnh.
Tuy nhiên, các hoạt chất chứa trong nước súc miệng rất mạnh nên khi sử dụng phải thật thận trọng, pha theo đúng tỷ lệ, nhất là đối với chồi và lá non.
Nên tưới cây vào buổi sáng, thời điểm mặt trời chưa lên.
Trị bệnh bằng sữa
Sữa giúp kiểm soát bệnh phấn trắng hiệu quả, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Các hợp chất trong sữa được xem như một chất diệt nấm, khử trùng, tăng khả năng miễn dịch cho cây.
Tỷ lệ pha trộn sữa và nước là 2:1 hoặc 3:1. Bạn nên tưới cho cây vào buổi chiều hoặc buổi sáng, tránh sự tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.
Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã biết được những thông tin về bệnh phấn trắng, cách nhận biết và phòng trừ bệnh hại cây trồng hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là phần thông tin tham khảo hữu ích, giúp bạn trồng cây tươi tố, phát triển theo đúng mong muốn của mình.