Các loại phân bón cho rau nào tốt nhất được nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với những gia đình muốn trồng rau sạch trên sân thượng thì việc làm phân hữu cơ để bón rau vừa hiệu quả lại tiết kiệm được chi phí… Dưới đây là các loại phân bón cho rau và cách làm phân ngay tại nhà cho bạn tham khảo nhé.

Các Loại Phân Bón Cho Rau Tốt Hiện Nay

cac loai phan bon cho rau

Khi trồng rau thì việc bón phân cho rau là điều cần thiết giúp cây rau phát triển khoẻ mạnh, năng suất cao, chất lượng tốt. Vậy các loại phân bón cho rau được sử dụng nhiều hiện nay là phân gì? đặc điểm và ưu điểm ra sao? Dưới đây là 3 loại phân bón được dùng nhiều nhất mà bạn có thể tham khảo.

Phân hữu cơ cho cây trồng phổ biến nhất

Phân hữu cơ là lựa chọn đầu tiên khi bạn muốn trồng rau sạch. Loại phân này không những tốt cho cây, không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người mà còn tốt cho đất. Chúng giúp đất tơi xốp hơn, là thức ăn cho các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, cung cấp một lượng vi sinh cho đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển tốt, đậm vị.

Một số loại phân bạn có thể tham khảo để bón cho rau:

  • Phân chuồng hoai mục: phân bò, phân dê, phân gà, phân heo,…
  • Phân từ rác thải nhà bếp như vỏ trứng, vỏ chuối, bã đậu nành, bã chè, bã cà phê, bã dừa, thực phẩm thừa,…
  • Phân xanh từ các loại rau, lá cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao
  • Phân than bùn
  • Phân trùn quế
các loại phân bón cho rau, phân hữu cơ

Thường những loại phân này sẽ được trộn cùng đất trước khi trồng với tỷ lệ 15% phân với các thành phần khác trong đất. Còn bón thúc sẽ thực hiện định kỳ 15-20 ngày 1 lần bằng cách rắc phần xung quanh gốc.

Lưu ý trong thời gian nhiều nhất 15 ngày trở xuống trước khi thu hoạch rau, bạn không nên bón phân hữu cơ nữa để tránh lãng phí, vì khi này cây hấp thụ cũng không kịp.

Các loại phân khô, phân ủ bạn có thể bón thúc quanh gốc, còn các loại phân nước nên pha loãng với nước tưới rồi tưới quanh gốc. Một số loại được sản xuất dưới dạng phân bón lá thì bạn chỉ việc pha loãng với nước và phun cho ướt hết cả thân và lá của rau.

Xem thêm: Ưu nhược điểm của phân hữu cơ mà bạn cần biết

Phân vô cơ

Phân vô cơ cũng được dùng nhiều cho đất trồng rau, loại phân này cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp dinh dưỡng nhanh. Tuy nhiên loại phân này lại không dễ bón, nếu bón nhiều sẽ gây độc cho đất, thoái hóa đất, môi trường, và sức khỏe con người.

Nhưng nếu bạn bón ít, đủ và đúng thời gian thì các chất vô cơ sẽ được cây phân giải hết. Giúp hàm lượng vô cơ tồn dư trong rau k còn hoặc rất thấp và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số loại phân vô cơ được bón cho đất trồng rau là: Đạm ure, kali, phân lân, super lân, phân NPK, phân DAP, phân SA,…

các loại phân bón cho rau, phân vô cơ

Thời điểm bón phân này là trước khi thu hoạch 20 ngày để an toàn cho người sử dụng rau. Liều lượng bón thì mỗi thương hiệu có một công thức phân bón khác nhau, nên bạn cần bón lượng thấp nhất mà bao bì khuyến cáo. Bón định kỳ 15 ngày 1 lần hoặc chỉ bón khi nào cây đang thiếu dinh dưỡng trầm trọng.

Các loại phân này bạn có thể rắc quanh gốc cây rồi tưới nước hoặc pha loãng với nước rồi tưới. Ở dạng phân vô cơ bón lá, thì bạn cũng chỉ cần pha với nước với liều lượng trên bao bì rồi phun đều ướt hết lá là được.

Phân vi sinh

Ngoài phân hữu cơ thì phân vi sinh cũng là lựa chọn tốt an toàn với rau, không gây ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Phân vi sinh không trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho rau nhưng chúng lại có những lợi ích sau:

  • Hạn chế rửa trôi dinh dưỡng trong đất
  • Phân giải và hóa tan dinh dưỡng trong đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây dưới dạng các dưỡng chất hòa tan, cây dễ hấp thụ
  • Làm tăng độ phì nhiêu và tơi xốp cho đất trồng rau
  • Ức chế một số sinh vậy có hại trong đất phát triển, bảo vệ rễ cây
các loại phân bón cho rau,

Thông thường phân vi sinh cần bón kết hợp với phân hữu cơ hoặc phân vô cơ. Đa phần cách bón là pha với nước và tưới xuống đất. Vì loại phân này đa phần là vi sinh, vậy nên hãy kết hợp cùng phân hữu cơ như phân chuồng, rác thải nhà bếp để vi sinh vật có thức ăn và phân giả những dinh dưỡng trong đó cho cây.

Cách làm các loại phân bón cho rau tại nhà đơn giản

Để có thể tự làm phân bón cho rau tại nhà bạn nên tận dụng những rác thải của gia đình như rau củ bị hư, bị hỏng,… Nó không chỉ giúp rau phát triển tốt mà còn giúp giảm thiểu các loại rác thải cho môi trường.

Việc tự ủ phân cho rau sẽ giúp đất cải thiện được cấu trúc và giữ nước tốt. Đặc biệt, phân bón tự làm có thể bổ sung các vi chất dinh dưỡng quan trọng để giúp rau phát triển khỏe mạnh. Nếu dùng phân bón vô cơ sẽ làm bạc màu đất nhưng với phân bón hữu cơ tự làm giúp khu vườn trở nên xanh tốt, đảm bảo được sức khỏe và giảm thiểu rác thải ra môi trường.

Các bước tự làm phân bón cho rau sạch tại nhà:

Bước 1: Chọn thùng chứa cho rau sạch phù hợp

Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng chứa để trồng rau sạch

Bước 3: Phân loại các loại rác thải để làm phân bón hữu cơ

  • Loại phân xanh cung cấp Nitơ như: rau củ quả thừa, lá cây tươi, cỏ tươi, cỏ vụn xén, bã cà phê, bã đậu hay vỏ đậu phộng,…
  • Loại phân nâu cung cấp Carbon cho rau như: Rơm rạ, mùn cưa, cỏ khô, lá khô, vỏ trứng, túi trà,…
  • Lưu ý nên hạn chế sử dụng các loại rác thải sau để làm phân: Gia cầm, cá, xương động vật, cá trứng, phân vật nuôi, vỏ sò, vỏ hến,…

Bước 4: Tiến hành trộn các loại nguyên liệu hữu cơ lại với nhau

Bước 5: Tiến hành ủ và sử dụng phân bón trồng rau sạch

Cách bón phân hữu cơ cho rau – Thời điểm và liều lượng

cach bon phan

Bón lót: Thường dùng phân chuồng (phân gia súc) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Phân hữu cơ cho cây trồng thường được dùng để bón lót cho rau vì có thể bổ sung chất dinh dưỡng, tăng độ tơi xốp và tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có lợi trong đất. Giai đoạn này, cần bón sớm hoặc trước khi chuẩn bị gieo trồng để phát huy tác dụng tối đa.

Bón thúc: Bạn có thể dùng phân hữu cơ khoáng, vi sinh hay phân hữu cơ sinh học để bón thúc nhằm bổ sung vào những giai đoạn cây cần dinh dưỡng nhất là để sinh trưởng, phát triển và tạo sản phẩm.

Lưu ý:

  • Đối với các loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (< 60 ngày): bón thúc 2 lần, kết thúc bón trước khi thu hoạch từ 10 – 12 ngày. Nếu sử dụng thuần sinh học thời gian cách ly khoảng 2-3 ngày.
  • Đối với các loại rau có thời gian sinh trưởng dài ngày, có thể bón thúc 3 lần, kết thúc bón phân hóa học trước khi thu hoạch 30 – 40 ngày.
  • Sử dụng các loại phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng ngay khi mới bén rễ, có thể phun 3 – 4 lần tùy từng loại rau. Nồng độ theo hướng dẫn cho từng loại rau và từng loại chế phẩm, kết thúc trước khi thu hoạch 10 ngày.

Namix đã giới thiệu sơ về các loại phân bón cho rau sạch tốt nhất cùng cách sử dụng hợp lý. Nếu bạn không có nhiều thời gian cũng như kinh nghiệm ủ phân thì có thể mua các sản phẩm phân hữu cơ bán trên thị trường chất lượng, nhiều công dụng cho cây trồng như phân hữu cơ cho rau NAMIX. Hy vọng bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp để làm vườn dễ hơn, rau an toàn và thơm ngon hơn.

 

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button