Lan hồ điệp bị nhăn lá là báo hiệu sức khỏe của cây đang gặp ảnh hưởng về sức khỏe. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cây nữa. Vậy nguyên nhân là do đâu? Cách xử lý lan hồ điệp bị nhăn lá như thế nào? Hãy để Namix giúp bạn tìm hướng giải quyết nhé.
Mục Lục Bài Viết
ToggleDấu hiệu nhận biết lan hồ điệp bị nhăn lá
Dấu hiệu nhận biết lan hồ điệp bị nhăn lá dễ là lá cây dần dần bị teo lại, trên bề mặt lá xuất hiện những vết nhăn nheo như bị héo. Đó chính là những dấu hiệu bên ngoài mà bạn có thể nhận ra, khi nhận ra những dấu hiệu đó chúng ta cần tiến hành thực hiện theo cách xử lý lan hồ điệp bị nhăn lá mà Namix sẽ hướng dẫn sau đây nhé!
Nguyên nhân lan hồ điệp bị nhăn lá
Nắm rõ những triệu những nguyên nhân có thể khiến hồ điệp bị nhăn, héo lá. Từ đó bạn sẽ tìm ra cách phòng bệnh cũng như cách xử lý lan hồ điệp bị nhăn lá dễ dàng hơn.
Trồng lan hồ điệp ở nơi quá nắng hoặc quá nóng
Lan hồ điệp nói riêng và loài lan nói chung là loại cây mọc trong rừng là chủ yếu, được con người đem về thuần và chơi kiểng. Dựa vào điều này có thể thấy là không phải loại cây ưa tiếp xúc với 100% ánh nắng mặt trời hoặc có thể chịu được nhiệt độ cao, vì trong những tán rừng ánh nắng không hề cao, nhiệt độ lại mát mẻ. Việc cây lan bị phơi nắng với cường độ cao hoặc nhiệt độ quá lớn sẽ xảy ra tình trạng lan bị héo lá.
Tuy cây cần ánh sáng để quang hợp nhưng không có nghĩa chúng phải nhận được 100% cường độ nắng từ mặt trời. Ngoài ra, tình trạng này xuất hiện khi bạn trồng lan trên sân thượng hoặc dưới mái tôn hâm nóng.
Lan hồ điệp bị thiếu nước
Ngoài vấn đề nhiệt độ làm lá bị khô nhăn lại thì còn có thể do từ bên trong lan không đủ nước. Sau khi trồng hoa lan Hồ Điệp, quỹ thời gian bận bịu hoặc do chủ quan khiến chủ quan quên đi việc chăm sóc cây. Không tưới nước định kỳ cho cây dẫn tới thiếu nước, không đủ nước để các phản ứng sinh học xảy ra trong cơ thể. Vì vậy chúng buộc phải loại bỏ các lá, để tiết kiệm nước và dinh dưỡng, chỉ tập chung nuôi một số nơi cần thiết của mình để giữ mạng sống, chờ đợi khả năng ra lại.
Lan hồ điệp gặp vấn đề về rễ
Khi thấy lá lan bị khô, nhăn lá bạn cũng cần kiểm tra xem rễ cây còn khỏe không. Việc rễ bị bệnh hoặc bị thối nhũn hay bị côn trùng cắn phá cũng có khả năng dẫn tới lan hồ điệp bị nhăn lá vì khi rễ đã không thể thực hiện được chức năng hút nước, chất dinh dưỡng thì thân và lá cây bị ảnh hưởng. Khi lá không được nhận dinh dưỡng mà rễ cung cấp chi thì việc vàng lá, héo lá là những triệu chứng đầu tiên mà có thể nhận biết được.
Do phân bón sai cách cho lan hồ điệp
Ở từng giai đoạn phát triển và sinh trưởng cũng như tùy từng tình trạng sức khỏe khác nhau của cây mà việc lựa chọn phân bón cũng khác nhau. Lựa chọn phân bón không đúng loại và liều lượng không đúng có thể gây thừa thãi như kali hoặc hydrat hoá. Vì thế mà cũng nên cẩn thận và nắm rõ kỹ thuật trồng lan hồ điệp kết hợp chăm sóc để lan khỏe mạnh để cây hạn chế bị nhăn lá.
Giá thể trồng lan hồ điệp có vấn đề
Lựa chọn 1 số loại giá thể đặc trưng, không khoa học có thể khiến lan hồ điệp bị thiếu dinh dưỡng, thiếu nước rồi bị nhăn lá, vàng lá. Bạn có thể tham khảo công thức giá thể với đá pumice, vỏ thông trong bài viết sau: Xu hướng sử dụng đá bọt trồng lan
Cách xử lý lan hồ điệp bị nhăn lá như thế nào?
Với tùy nguyên nhân như đã nói mà bạn sử dụng phương pháp khác nhau. Sau đây là một số cách xử lý lan hồ điệp bị nhăn lá theo từng trường hợp.
Tưới nước phù hợp cho lan
Việc thiếu nước sẽ không làm các quá trình sinh hóa bên trong cây hoạt động đầy đủ, khiến cây khó có thể sinh sôi phát triển được. Biểu hiện lá bị nhăn, nhàu là rõ nhất khi cây bị thiếu nước. Bạn cần bổ xung thêm lượng nước tưới phù hợp theo tình hình thời tiết. Nếu trong mùa mưa thì bạn tưới 1 ngày 1 lần là được, còn nếu thời tiết khô hạn vào mùa đông thì ngày tưới 2 lần và tránh tưới vào buổi trưa để cây không bị shock nhiệt. Lưu y mỗi lần tưới là tưới thật đẫm nước, chứ không tưới chỉ đủ ẩm vì như vậy nấm vừa phát triển nhanh vừa không đủ nước cho lan hấp thu.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tưới nước cho lan đúng – Hiệu quả
Ngoài ra bạn cũng chú ý tới chế độ thông thoáng gió trong khu vực nuôi trồng và khả năng thoát nước tốt của giá thể để tránh bị úng và nấm. Nếu quá thông thoáng thì lượng nước mất đi cũng rất nhanh nếu giữ ẩm quá thì lại dễ nấm và úng. Vì thế bạn nên sử dụng loại giá thể vừa có khả năng giữ ẩm vừa đủ vừa thông thoáng ví dụ như đá pumice.
Điều khiển được ánh nắng và nhiệt độ
Bạn cần giảm cường độ ánh sáng xuống còn 50-70%, đây là cường độ phù hợp với đại đa số các loại lan. Bạn nên sử dụng lưới đen cản ánh sáng chuyên dụng trong nông nghiệp để làm mái trồng lan. Hơn nữa việc quây lưới đen cũng giúp ổn định độ ẩm và nhiệt độ bên trong vườn lan.
Bạn cũng có thể trồng lan trong nhà, chăm sóc cây đúng cách cây sẽ tươi tốt, hoa nở đẹp.
Kiểm tra rễ lan thường xuyên
Nếu lan hồ điệp xuất hiện tình trạng lá bị héo, bị nhăn hoặc vàng nên kiểm tra rễ lan, thân lan và gốc lan xem chúng có bị đứt gãy, thối hoặc sâu bệnh gì không như các loại nấm tấn công gây thối nhũn hoặc động vật, côn trùng, tuyến trùng gây hại như sên nhỏ, kiến hoặc bọ cánh cứng, rệp. Sau đó bạn cần nhanh chóng loại bỏ chúng bằng các loại thuốc diệt sâu bọ chuyên dụng và thuốc phòng nấm chuyên dụng.
Ngoài ra bạn cũng cần đặt bẫy côn trùng, bẫy ốc sên hoặc phòng ngừa chúng cùng phòng nấm. Để cây được khỏe mạnh, không bị tấn công, rễ hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng tốt hơn.
Chọn loại phân bón phù hợp
Khi cây mới trồng xong chưa kịp ra rễ tốt nhất bạn không nên bón phân mà hãy đợi khoảng 1 tháng sau bắt đầu bón phân khi thân lan ra rễ là đẹp. Sử dụng loại phân bón tùy thuộc theo độ tuổi của cây và thời điểm trong năm và tùy từng tình trạng sức khỏe của cây.
Lựa chọn các loại NPK có hàm lượng đạm cao như NPK 30-20-20 cho cây giai đoạn phát triển thân lá theo khuyến cáo của người bán hoặc trên bao bì. Khi kích hoa hay cây ra nụ thì sử dụng NPK có hàm lượng Kali cao hơn chút, giảm đạm lại như NPK 10-30-20. Hoặc cây đang bị suy yếu, đang trong tình trạng thân và lá thiếu nước, rễ yếu, có thể tăng hàm lượng lân để rễ khỏe mạnh, tăng kali để tăng khả năng tích lũy nước và khả năng chống chịu cho cây trước, sau đó sử dụng phân tăng lượng đạm sau để cây phát triển thân lá.
Chọn giá thể trồng phù hợp
Bạn tuyệt đối không nên sử dụng giá thể như xơ dừa, than củi hoặc vỏ thông chưa được xử lý. Bạn cần mua những loại giá thể đã qua xử lý hoặc tự xử lý tại nhà bằng cách ngâm với nước vôi trong sau đó rửa sạch nhiều lần và phơi khô để sử dụng. Đối với than củi hoặc vỏ thông lâu ngày cần tưới đẫm 1 tuần/lần để tránh tình trạng tích muối hại lan hồ điệp bị nhăn lá nhé.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một loại giá thể đang ngày được ưa chuộng để trồng lan như đá pumice với kích thước 10-20 mm. Loại giá thể này có cấu trúc dạng xốp với nhiều lỗ nhỏ liti trên bề mặt và bên trong. Vậy nên đá pumice rất nhẹ, không hề nén rễ, giúp cho hỗn hợp giá thể thoát nước tốt tránh các tình trạng úng rễ xuất hiện. Ngoài ra những lỗ nhỏ li ti trên đá pumice còn hỗ trợ lưu trữ nước và dinh dưỡng vừa đủ, không quá nhiều. Lượng nước và dinh dưỡng này từ những lần bón và tưới cho cây mà cây hấp thu không kịp, sau đó cung cấp từ từ lại cho cây, vậy nên bạn không lo lan bị thiếu nước rồi bị nhăn lá nhé.
Xem thêm: 8 giá thể trồng lan thông dụng hiện nay
Với những chia sẻ của Namix về cách xử lý lan hồ điệp bị nhăn lá. Hy vọng các bạn sẽ xử lý tình trạng lan hồ điệp bị nhăn lá dễ dàng. Nếu cần thêm trợ giúp về kỹ thuật và có nhu cầu tìm hiểu về các loại hoa lan đẹp, cách trồng lan bằng đá pumice, perlite,… có thể liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0907282348 (Ms Nhật Phúc) hoặc Nhắn tin Zalo