Lan hồ điệp (Phalaenopsis Blume) là một chi lan có khoảng 60 loài. Đây là một trong những chi lan phổ biến nhất trong thương mại với việc phát triển nhiều loài lai nhân tạo. Nếu bạn là một người đam mê hoa lan chắc hẳn hồ điệp là một giống lan không thể bỏ qua. Sau đây, Namix sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng lan hồ điệp với giá thể đá pumice – vỏ thông.
Xem thêm:
Mục Lục Bài Viết
ToggleCách trồng lan hồ điệp và chăm sóc
Điều kiện sinh thái
Các loại lan hồ điệp bản địa chủ yếu phát triển ở khu vực Đông Nam Á vùng núi Himalaya, các đảo thuộc Philippines và Bắc Úc.
Nhiệt độ từ 13 – 30 oC là thích hợp cho sự phát triển của Lan hồ điệp. Độ ẩm thích hợp từ 50 – 60%.
Nước tưới là một trong những vấn đề cần lưu ý khi trồng các loại lan nói chung và lan hồ điệp nói riêng. Phần lớn các bệnh trên lan, lan chết là do tưới nước không đúng cách. Vào mùa hè, lan có thể được tưới mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều để đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển. Tuy nhiên vo thời điểm bắt đầu mùa mưa, bạn nên hạn chế lượng nước tưới lại, tưới nhiều dễ bị úng cây.
Lan hồ điệp phát triển tốt nơi bóng râm, mát mẻ. Cho nên, những bạn trồng lan ở vùng khí hậu nóng nên lưu ý làm giàn che, hoặc trồng lan ở nơi có ánh sáng yếu.
Ngoài những điều kiện trên bạn nên lưu ý thêm về thời gian ngủ nghỉ của hoa lan. Lan hồ điệp thuộc nhóm lan không có thời gian nghỉ ngơi hoặc nghỉ ngơi rất ngắn 1 – 2 tuần.
Xem thêm:
Cách trồng lan hồ điệp
Lan hồ điệp phát triển tốt ở vùng khí hậu mát mẻ. Ở Việt Nam, hồ điệp được trồng nhiều ở Đà Lạt. Tuy nhiên, nó vẫn trồng được ở những nơi khác nếu chúng ta đảm bảo một môi trường thuận lợi cho cây phát triển.
Lan hồ điệp là một loại lan đơn thân,ngắn lá to và cứng, rễ dài. Những cây nguyên bản thường ra hoa vào mùa xuân còn các giống lai thì cho hoa quanh năm. Hiện nay, lan hồ điệp được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp nuôi cấy mô, tách mầm.
Xem thêm:
Chuẩn bị giá thể trồng lan:
- Rêu rừng hoặc dớn trắng
- Đá pumice size 1 – 2cm
- Vỏ thống size trung
- Phân bón lá B1
Đối với lan hồ điệp, cây con được đặt giữa chậu để phát triển đều và cân đối. Sau khi trồng xong bạn nên hòa B1 để phun cho cây nhằm giúp cây ra rễ mới.
Bón phân cho hồ điệp: Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp; trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn. Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển.
Xem thêm:
Làm thế nào để lan hồ điệp ra hoa
Lan hồ điệp muốn ra hoa cần phải gặp điều kiện nhiệt độ lạnh.Các nhà vườn trồng lan hồ điệp tại Tp. Hồ Chí Minh khi muốn xử lý cho hồ điệp ra hoa thì phải vận chuyển cây lên Đà Lạt. Nhiệt độ không khí ở đây chính là điều kiện để kích thích hồ điệp ra hoa, ngồng hoa dài hơn. Nhiệt độ xử lý là từ 17 – 26 oC . Trong giai đoạn này, mục tiêu của người trồng là kéo dài phát hoa, tăng số lượng hoa, điều khiển cho hoa nở đồng thời và hoa xoay đều theo trục phát hoa.
Xem thêm:
Hoa lan hồ điệp thường sẽ tàn sau khi nở 3 tháng. Sau khi hoa tàn, người trồng có thể điều khiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa, phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa đã già và có màu nâu. Tuy nhiên, nếu cuống hoa còn màu xanh, người chơi hoa chỉ nên cắt một đốt trên cuống hoa. Đoạn cành được cắt bỏ nên có độ dài khoảng 10-12cm, điều này có thể giúp cây hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần sau.
Trên đây, là cách trồng lan Hồ điệp và chăm sóc mà Namix giới thiệu đến các bạn. Hoa lan có phát triển tốt hay không còn nhờ vào bàn tay khéo léo và kinh nghiệm của người làm vườn. Bạn cần tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật hãy liên hệ ngay với Namix nhé