Hoa hồng là một trong những loại hoa yêu thích của nhiều người. Hiện nay, ngoài các giống hồng nội thì có vô số các giống hồng nhập ngoại từ nhiều nước. Việc nhân giống hoa hồng sẽ duy trì được nguồn giống sẵn có đồng thời cũng lai tao và chọn lọc ra nhiều giống mới phù hợp với khí hậu của địa phương.
Xem thêm:
Các cách nhân giống hoa hồng
Nhân giống hoa hồng là một trong những kỹ thuật rất nhiều bạn quan tâm, phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng đến giá trị của cây. Cây hoa hồng có thể phân ra: cây chiết cành, cây giâm cành (giâm trong bầu hoặc trong nền giá thể) và cây ghép. Cây chiết cành, giâm cành thường được người chơi ưa chuộng và thích hơn vì là cây nguyên bản, đúng giống. Cây ghép có giá trị khi ghép nhiều giống với nhau trên cùng một cây, đối với các giống sinh trưởng yếu ở điều kiện khí hậu Việt Nam thì ghép trên cây bản địa sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, cây ghép cũng dễ bị thoái hóa giống hoặc gốc ghép phát triển mạnh hơn cạnh tranh với cây ghép.
Cây chiết cành: cây chiết từ cây mẹ thành thục, ưu điểm dễ làm nhưng có nhược điểm là hệ số nhân giống thấp, cây sinh trưởng yếu.
Xem thêm:
Cây giâm cành: cành giâm là cành bánh tẻ, cành cứng. Đặc điểm của cây con này là không phát sinh biến dị và sức sống khỏe tạo được nhiều mầm măng.
Cây ghép: Gốc ghép và cành ghép là hai giống khác nhau. Cơ sở di truyền của 2 giống này tương tác lẫn nhau. Có 2 cách ghép: ghép mắt và ghép cành.
Nhân giống hoa hồng bằng phương pháp ghép cành
Để nhân giống hoa hồng bằng phương pháp ghép cành bạn cần chuẩn bị những vật liệu như: gốc ghép hoa hồng, mắt ghép,…
Gốc ghép hoa hồng:
Hiện tại gốc ghép được chọn nhiều nhất là tầm xuân. Một gốc ghép tốt có các đặc điểm sau:
- Tiếp hợp tốt
- tuổi thọ cây giống dài
- Rễ phát triển tốt
- Sức hút lớn
- Chống đổ tốt
- Sản lượng và chất lượng hoa cao, dễ trồng, dễ ghép
Các loại gốc ghép chính ở Việt Nam: nguyệt quý hoa, tầm xuân nhiều hoa, cẩu tầm xuân.
Có 2 kỹ thuật ghép hiện nay là ghép mắt và ghép đoạn cành. Trong đó phương pháp ghép mắt thường dùng nhất. Các giai đoạn ghép như sau:
Sản xuất gốc ghép
Sản xuất gốc ghép bằng cách giao hạt và giâm cành. Trong bài viết này, Namix sẽ hướng dẫn bạn cách sản xuất gốc ghép bằng cách giâm cành.
Sử dụng cành bánh tẻ giâm cành vào đầu mùa xuân. Độ dài cành cắm từ 15 – 20 cm, cắt bỏ những lá gần gốc và xử lý kích thích ra rễ.
Xem thêm:
Có thể dùng NAA 500mg/l ngâm khoảng 10 giây cho hiệu quả tốt. Sau khi xử lý thuốc cắm cành trên luống cao tưới đủ nước và giữ ẩm. Bạn có thể giâm cành trên các loại giá thể như cát, mụn dừa, đá vermiculite. Đây là các loại giá thể cho tỷ lệ sống cao.
Tỷ lệ sống của cành giâm phụ thuộc vào giống. Sau khi cây sống ngắt bỏ những mầm ở gần gốc, đến vụ thu thì cây giâm sinh trưởng mạnh, đủ độ lớn thì có thể tiến hành ghép. Gốc ghép bằng cành giâm thường có vỏ dày cứng không tốt bằng gốc ghép bằng cây thực sinh nên khó ghép và tỷ lệ sống thấp. Khi ghép cần chọn gốc ghép có độ thuần cao. Một gốc ghép có thể ghép được nhiều mắt, sau khi ghép sống được 15 – 20 ngày cắt phần ngọn trên để mầm ghép phát triển thành chồi.
Chuẩn bị mắt ghép
Chọn cành đã ra hoa, dùng mắt ở đoạn giữa cành làm mắt ghép. Những mắt ghép gần gốc cành hình thành ở giai đoạn phát dục sớm của cành, khi đó cành còn non, quang hợp yếu, chất dinh dưỡng ít,mầm phát triển kém, sau khi ghép cây ghép sẽ yếu. Các mắt gần ngọn cành ra hình thành khi cành đã phân hóa hoa,thường không to mập, tượng tầng chưa ổn định, tỷ lệ sống thấp.
Sau khi căt cành ghép, cắt bỏ gai, cắt bỏ lá và giữ lại cuống lá, ngâm ngay vào nước sạch (không được để cạn nước). Tốt nhất là sau khi cắt khỏi cây nên ghép ngay.
- Chuẩn bị gốc ghép: gốc ghép là cây thực sinh hoặc giâm cành, khi đạt lớn nhất định có thể ghép.
- Dụng cụ ghép: dao ghép phải thật sắc, cắt một lần là được, trơn, nhẵn, phẳng để tiếp hợp nhanh. Dao phải sạch,dây buộc phải mềm, có độ đàn hồi nhất định.
Xem thêm:
Phương pháp và kỹ thuật ghép
Gồm bóc vỏ và không bóc vỏ, mắt ghép không dính gỗ. Có rất nhiều phương pháp mở miệng vết ghép: chữ T, cửa sổ.
Phương pháp ghép không bóc vỏ: tức là không bóc vỏ ở chỗ ghép, chỉ tách một phần gỗ có vỏ vừa với độ lớn vừa với độ lớn của mắt ghép, mắt ghép cũng dùng dao lách nhẹ ra, mang cả phần gỗ.
Dán mắt ghép: dùng dao mở một miệng hình thuôn ở gốc ghép từ trên xuống có mang một phiến nhỏ gỗ dài 2cm, sau đó rạch một đường ngang ở vị trí 1,5 cm, bóc vỏ ở phần gỗ và vỏ ở gốc ghép. Dùng dao cắt mắt ghép thành hình thuôn dài chừng 2 cm mỏng, có mang một phần gỗ, lắp vào miệng ghép trên thân ghép làm sao cho tượng tầng 2 bên khít nhau dùng vỏ còn lại của gốc ghép bao kín lại, sau đó dùng dây nylon buộc lại.
Phương pháp này không cần bóc vỏ của gốc ghép và mắt ghép, thời gian ghép kéo dài, thao tác nhanh, Nhưng giữa gốc ghép và cành ghép còn một phần gỗ, tượng tầng tiếp xúc ít. Vì vậy tiếp hợp không hoàn toàn, miệng ghép không chắc.
Cách ghép dán mới: là sự kết hợp giữa cách ghép cửa sổ và ghép dán. Gốc ghép thì dùng phương pháp ghép dán, còn mắt thì theo phương pháp cửa sổ.
Xem thêm:
Ở chỗ ghép của gốc ghép dùng dao cắt một miệng dài 20 cm có dính một phần gỗ, cắt ngang ở dưới miệng ghép 0,5cm, bóc vỏ phần gỗ và vỏ của nữa trên gốc ghép. Phía trên mắt ghép 0,5cm, bóc xuống khoảng chùng 0,5 – 1,5 cm sâu vào đến gỗ, sau đó cắt ngang chỗ dưới 0,5 – 1,5cm, lấy mắt ra bóc vỏ phần gỗ, cắm mắt ghép vào miệng ghép, sao cho tượng tầng 2 bên khít nhau, dùng vỏ một gốc ghép bao lại và dùng nylon buộc vào.
Thời điểm ghép hoa hồng
Thời gian tốt nhất là từ tháng 3 đến tháng 5 hoặc tháng 8 đến tháng 10 (khi nhiệt độ trung bình từ 20 – 25 độ C), những ngày sau ghép cần tránh mưa.
Trên đây là cách nhân giống hoa hồng bằng phương pháp ghép. Mời các bạn đón đọc thêm các phương pháp chiết cành, giâm cành nhé.
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo