Phân hữu cơ là một nguồn dinh dưỡng quan trọng, không chỉ cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho cây phát triển mà còn giúp cải tạo đất, thân thiện với môi trường. Không những vậy, loại phân này còn vô cùng an toàn cho người sử dụng và môi trường. Theo đó, bạn cần nắm được phân hữu cơ là gì? Đặc điểm và cách sử dụng hiệu quả nhất để tránh gây lãng phí hay ảnh hưởng xấu đến kết cấu đất.

Phân hữu cơ là gì? Đặc điểm ra sao

phan huu co la gi
Phân hữu cơ là gì mà ngày càng được sử dụng nhiều

Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ, với các nguyên liệu tự nhiên như phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ từ nhà bếp. Nhờ có loại phân này mà đất trồng sẽ tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất, cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng.

Đặc điểm nổi bật của phân hữu cơ là gì?

Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng nhưng thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng không ổn định, các nguyên tố dinh dưỡng không cũng vậy. Vậy những điểm khác biệt giữa phân vô cơ và phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơPhân vô cơ
Nguồn gốcTừ các nguồn tự nhiên có chứa chất hữu cơ như phân bò, phân gia cầm, tro cây, vỏ trấu, bã cà phê,…Không có nguồn gốc từ các hợp chất hữu cơ, được sản xuất từ các loại phân bón hóa học như phân nitrat, phân phốt pho, phân kali,…
Thành phần dinh dưỡngChứa nitơ, phốt pho, kali, các khoáng chất và các hợp chất hữu cơ phức tạp như axit humic và axit fulvicChứanitơ, phốt pho và kali, nhưng không chứa các hợp chất hữu cơ phức tạp như phân hữu cơ
Lợi íchCải thiện tính chất vật lý và hóa học của đất, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi hoạt động. Giúp phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành dạng dễ hấp thụ hơnCung cấp chất dinh dưỡng nhanh chóng cho cây trồng
Bảng so sánh giữa phân hữu cơ và phân vô cơ

Phân hữu cơ có tác dụng gì trong trồng trọt

tac dung cua phan huu co
Phân hữu cơ rất quan trọng đối với việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng
  • Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng: Có các chất dinh dưỡng quan trọng như nitơ, phốt pho, kali và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cây. Giúp cây có màu sắc tươi sáng, lá xanh và sai quả.
  • Tăng cường cấu trúc đất: Làm tăng khả năng thoát nước và cung cấp độ thoáng khí tốt hơn cho kết cấu đất. Điều này giúp giảm nguy cơ tạo ra đất bị ngập úng và cải thiện khả năng chịu hạn của đất.
  • Tạo vi khuẩn có lợi: Phân hữu cơ là môi trường tốt cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đất. Giúp phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành dạng dễ hấp thụ hơn.
  • Giảm sự cần thiết sử dụng phân bón hóa học: Đất trồng sẽ được bổ sung các chất dinh dưỡng tự nhiên, giúp giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học. Điều này có lợi cho môi trường và sức kháng của cây trước các bệnh tật.

Phân hữu cơ gồm những loại nào? Đặc tính của mỗi loại

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại phân bón hữu cơ nhưng chủ yếu sẽ được chia thành:

  • Phân bón truyên thống như: phân chuồng, phân xanh, phân rác,….
  • Phân bón công nghiệp như: phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hưu cơ khoáng.

Phân hữu cơ truyền thống

phan truyen thong
Phân bón truyền thống cũng có nhiều ưu điểm và nhược điểm

Phân xanh

  • Được làm từ lá cây tươi và thân cây được chế biến bằng phương pháp ủ hoặc vùi trong đất.
  • Ưu điểm nổi bật là hạn chế xói mòn, bảo vệ, cải tạo đất đai.
  • Tuy nhiên, hiệu quả của phân xanh khá chậm, chỉ dùng để bón lót, dễ dẫn đến phát sinh ra các chất độc hại như CH4, H2S,…

Phân chuồng

  • Có nguồn từ phân, nước tiểu gia súc, gia cầm, phân bắc,… với phương pháp ủ phân truyền thống.
  • Ưu điểm là chứa các chất dinh dưỡng khoáng đa trung vi lượng, chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và hạn chế hạn hán, xói mòn.
  • Tuy nhiên hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, chi phí vận chuyển cao, tốn nhiều nhân công.
  • Dễ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như vi khuẩn, vi rút, các bào tử nấm bệnh, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… 

Phân bón hữu cơ công nghiệp

phan bon cong nghiep
Phân hữu cơ công nghiệp có nhiều loại, tuỳ nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn

Phân vi sinh

  • Chứa một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích ở nhiều nhóm như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…
  • Thúc đẩy hệ sinh vật đất phát triển, phân giải các chất khó hấp thu, khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, giúp hấp thu phân bón hiệu quả.
  • Phân chỉ cung cấp một lượng vừa đủ nhưng không cung cấp các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật giải lân, vi sinh vật cố định đạm,…).
  • Tốn thêm chi phí để bón phân hữu cơ.

Phân hữu cơ sinh học

phan sinh hoc
Phân sinh học được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây
  • Thành phần có trên 22% là các chất hữu cơ, được pha trộn và xử lý bằng cách lên men với một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn phân hữu cơ cho rau NAMIX chất lượng vượt trội.
  • Cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây và dùng được cho mọi giai đoạn trồng.
  • Giúp cải tạo hóa – sinh – lý của đất, bổ sung Humin, acid Humic, chất mùn,…ngăn sự rửa trôi các chất dinh dưỡng, phân giải độc tố trong đất và ngăn xói mòn.
  • Cung cấp các vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu, thân thiện với môi trường, an toàn sử dụng và giúp tăng sức đề kháng tự nhiên với sâu bệnh.
  • Dù giá thành sẽ cao hơn nhưng bù lại chất lượng tốt hơn sẽ làm tăng năng suất, chất lượng hơn.

Phân hữu cơ khoáng

  • Phân bón được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N, P, K. Chứa từ 8-18% các chất vô cơ (N,P,K), chứa ít nhất 15% thành phần là các chất hữu cơ.
  • Hàm lượng dưỡng chất khoáng tương đối cao nhưng nếu bón thời gian dài sẽ không tốt cho đất và hệ sinh thái đất. 

Cách sử dụng phân hữu cơ trong trồng cây

cach su dung
Cách sử dụng phân bón hiệu quả, tiết kiệm chi phí
  • Trộn với đất trước khi trồng: Trước khi gieo hạt hoặc trồng cây, hãy pha trộn đất với phân hữu cơ để cung cấp nguồn dinh dưỡng ban đầu cho cây trồng. Nếu sử dụng đất sạch NAMIX thì bạn không cần phối trộn vì trong đất đã có sẵn thành phần hữu cơ rồi. 
  • Bón phân bề mặt: Trong quá trình trồng và chăm sóc cây, bạn có thể tán phân hữu cơ lên bề mặt đất xung quanh cây. Điều này giúp cung cấp dinh dưỡng liên tục trong thời gian cây phát triển.
  • Làm phân bón lót: Khi trồng cây trong chậu hoặc thùng, khay thì hãy rải đều ra mặt rồi phủ một lớp đất rồi mới tiến hành gieo trồng.
  • Sản xuất phân bón hữu cơ: Phân hữu cơ cũng thường được dùng để chế biến thành phân bón hữu cơ nén hoặc phân bón hữu cơ lỏng để dễ dàng vận chuyển và sử dụng.

Phân hữu cơ là gì? Chắn hẳn bạn đã có câu trả lời qua bài viết trên đây. Loại phân này một yếu tố quan trọng để trồng trọt làm vườn đạt năng suất nhưng vẫn bảo vệ được môi trường. Sử dụng phân hữu cơ không chỉ cải thiện chất lượng đất và cây trồng mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và an toàn sử dụng. Vì vậy, hãy lựa chọn những phân hữu cơ đang có mặt ở thị trường và đánh giá cao như NAMIX để sử dụng nhé.

TÁC GIẢ

Picture of Nguyễn Hồng Đăng

Nguyễn Hồng Đăng

Xin chào mình là Đăng, ngoài việc mang đến các sản phẩm Đất trồng - Phân bón hữu cơ chất lượng. Mình còn mong muốn chia sẻ các kiến thức hữu ích thú vị trong làm vườn nói riêng và nông nghiệp tuần hoàn nói chung. XEM ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN. Facebook | Instagram | Linkedin | Youtube
Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button