Trong thời đại ngày nay, phương pháp trồng trọt hay làm vườn an toàn và bền vững ngày càng tăng cao. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về phân hữu cơ vi sinh, một giải pháp tự nhiên và hiệu quả để nuôi dưỡng đất đai, tạo ra một môi trường lý tưởng cho cây trồng phát triển.
Mục Lục Bài Viết
TogglePhân hữu cơ vi sinh là gì? Đặc điểm nổi bật
Hiện nay, việc trồng trọt làm vườn tại nhà ngày càng trở nên phổ biến. Theo đó, các loại phân hữu cơ vi sinh, phân bón sinh học, phân hữu cơ khoáng được sử dụng nhiều với nhiều lợi ích. Vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Phân gồm các chất thải của động vật, phế phẩm thực vật, nông lâm thủy sản, than bùn và rác thải hữu cơ được ủ hoai mục. Từ đó tạo môi trường thuận lợi để côn trùng và vi sinh vật sinh sống và tạo hệ sinh thái cân bằng cho đất.
Đây là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều các vi sinh vật có ích như Bacillus sp., Trichoderma sp., Azotobacter sp., Streptomyces sp.,
Sử dụng loại phân này giúp cải tạo đất, đất tơi xốp và giữ ẩm tốt. Đặc biệt là giúp giữ các chất khoáng không bị hao phí do bay hơi hoặc rửa trôi.
Ngoài ra còn giúp bổ sung thêm nguồn vi sinh vật có lợi trong đất để tăng khả năng trao đổi chất. Từ đó giúp phòng trừ bệnh hại, tăng sức đề kháng cho cây trồng.
Đặc điểm
Phân bón vi sinh vật (phân bón vi sinh) là phân bón chứa ít nhất một loại vi sinh vật có ích. Cụ thể như sau:
- Nấm Trichoderma: Ngừa nấm bệnh, phân giải xenlulose, kích thích chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành dạng dễ tiêu, giúp cây trồng sinh trưởng.
- Nấm Paecilomyces lilacinus (nấm tím): Tiêu diệt đáng kể những côn trùng có hại trong đất hoặc ký sinh lên tuyến trùng như Harposporium anguillulae, Haptocilium sp.,.
- Nấm Beauveria bassiana (nấm trắng), Metarhizium anosipliae (nấm xanh), Nomuraea giúp cây tránh được những sự phá hoại của côn trùng như sâu bọ, rệp sáp, nhện đỏ…
- Vi khuẩn Bacillus spp.: phòng ngừa nấm bệnh, chuyển hóa các chất đạm, lân thành dễ tiêu, kích thích cây phát triển,… giúp bảo vệ bộ rễ và cải tạo đất trồng.
- Vi khuẩn Azotobacter sp., Rhizobium sp.: Cố định đạm, cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển.
- Xạ khuẩn Streptomyces sp., Actinomyces sp.: Phân giải xenlulose mạnh, để thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy hữu cơ, tiết ra enzym ức chế các loại nấm gây hại.
Ưu điểm
Khi trồng dùng phân bón vi sinh giúp có được nông sản chất lượng và an toàn. Những lợi ích nổi bật khi sử dụng chúng là:
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, tuy hàm lượng không nhiều nhưng cây có thể hấp thụ hoàn toàn trong một khoảng thời gian nhất định.
- Giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước, đất được tơi xốp hơn và giúp cho bộ rễ phát triển tốt.
- Hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ, cung cấp thêm 1 lượng vi sinh cho đất thêm dồi dào.
- Đẩy lùi được dịch bệnh và các vi sinh vật bất lợi có trong đất trồng.
- Phân được làm nên từ những nguyên liệu tự nhiên nên rất thân thiện với con người, cây trồng, động vật và cả môi trường.
Nhược điểm của phân hữu cơ vi sinh là gì?
- Hiệu quả chậm, thời gian ủ lâu: Bạn cần phải chờ thời gian để phân ủ và khi sử dụng thì hiệu quả sẽ chậm hơn phân vô cơ hay các loại phân khác.
- Chất dinh dưỡng: Phân chỉ cung cấp lượng nhỏ các vi sinh vật có lợi chứ không đủ khả năng cung cấp toàn bộ và cân đối dinh dưỡng cho cây trồng.
- Công đoạn ủ phân: Quá trình này cần được thực hiện đúng cách, đúng tỉ lệ và thời gian để tránh tình trạng mất các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, chúng còn dễ phát sinh những mùi hôi hay những phát sinh khác.
- Hạn sử dụng: Cần sử dụng trong thời gian quy định nếu không các vi sinh vật có trong phân có thể chết. Mỗi loại phân hữu cơ chỉ thích hợp cho một nhóm cây trồng nhất định chứ không được đa dụng.
Các loại phân hữu cơ vi sinh phổ biến hiện nay
- Phân bón hữu cơ vi sinh cố định đạm: Phân bón chứa các vi khuẩn/vi sinh vật có khả năng cố định nitơ thành dạng dễ hấp thu. Có 2 loại là cố định đạm tự do và vi sinh vật cố định đạm cộng sinh.
- Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải lân: Chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan thành dạng dễ tan để cây hấp thụ và sử dụng.
- Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải kali/silic: Giúp phân hủy các hợp chất chứa silic, kali như silicat… giải phóng chúng thành dạng ion cho cây hấp thu.
- Phân bón hữu vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose: Chúng chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, phân chuồng tươi, xác thực vật như cellulose, kitin,…
- Phân ức chế các vi sinh vật gây bệnh: Phân có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất gây ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh.
- Phân cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng: Phân giúp hòa tan Si, Zn để cho cây dễ hấp thụ.
- Phân sản xuất các chất kích thích sinh trưởng: Chứa nhóm vi sinh vật có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng, thay thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cho cây trồng.
Phân biệt phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh như thế nào?
Đặc điểm | Phân hữu cơ vi sinh | Phân vi sinh |
Khái niệm | Là phân được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh vật có ích | Là dạng chế phẩm sinh học chứa các loài vi sinh có ích |
Thành phần | Phân chuồng, than bùn, vỏ cà phê, bã bùn mía,… | Mùn làm chất độn, chất mang vi sinh |
Mật độ vi sinh | Từ 1×106 CFU/mg | Từ 1.5×108 CFU/mg |
Chủng vi sinh | Các vi sinh vật cố định đạm, kích thích sinh trưởng, phân giải lân, vi sinh vật đối kháng vi khuẩn, nấm,… | vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose,.. |
Cách sử dụng | Bón trực tiếp vào đất | Bón trực tiếp vào đất hoặc trộn vào hạt giống,… |
Công dụng | Giữ ẩm, cải tạo đất, giúp đất tơi xốp nhờ cung cấp vi sinh vật có lợi cho cây trồng | Cung cấp vi sinh vật mật độ cao, kiểm soát bệnh và phân giải các chất hữu cơ trong đất. |
Cách làm phân hữu cơ vi sinh đơn giản
- Xác định loại phân: Có rất nhiều chủng vi sinh vật, mỗi nhóm có một chức năng và đặc điểm khác nhau. Bạn cần chuẩn bị chọn mua loại chế phẩm vi sinh phù hợp với nhu cầu hiện tại và loại nguyên liệu phù hợp để ủ phân hữu cơ.
- Chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết: Thùng chứa, thùng gỗ lớn và thoáng khí, tấm bạt lớn, gậy, cọc tre, leng, xẻng…. Các nguyên liệu hữu cơ từ rác thải sinh hoạt, phế phẩm nông nghiệp và phân vật nuôi.
- Lựa chọn phương pháp và môi trường lên men tốt: Chọn phương thức ủ phân và tạo môi trường lên men phù hợp để các vi sinh vật sinh trưởng nhanh chóng.
- Tiến hành: Đưa tất cả các nguyên liệu ủ đã chuẩn bị vào thùng chứa. Rải từng lớp, cứ mỗi lớp nguyên liệu là một lớp đất hoặc lá, rơm, vỏ trấu,… Theo dõi liên tục nhiệt độ, độ ẩm và trộn đảo nguyên liệu để cung cấp đủ oxy.
- Sử dụng: Sau khoảng từ 30 ngày, tiến hành khai thác và sử dụng. Phân thường có màu nâu, giống mùn, có mùi đất.
Phân hữu cơ vi sinh không chỉ giúp việc làm vườn được dễ dàng hơn mà còn thân thiện với môi trường. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm phân hữu cơ hoặc các sản phẩm đất trồng được bổ sung phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.