Hoa giấy thường ít bị côn trùng gây hại tấn công. Cần lưu ý các đối tượng gây hại như: Bọ trĩ, nhện hại và sâu ăn đọt, ăn bông. Để quản lý các loại côn trùng gây hại này, cần áp dụng các biện pháp như: quản lý, thu gom các tàn dư thực vật, bố trí các chậu hoa thông thoáng; Dùng bẩy màu vàng đặt từ khi cây con đến lúc trổ hoa để quản lý côn trùng gây hại. Chính vì thế, qua bài viết này Namix xin chia sẻ để các bạn hiểu rõ hơn về sâu bệnh hại trên hoa giấy và cách phòng trừ như thế nào nhé.

Cách xử lý ra hoa giấy

Xem thêm:

Lớp phủ hữu cơ Namix

Sâu bệnh hại trên hoa giấy và cách phòng trừ

Quản lý sâu hại trên hoa giấy

Đốm lá

Triệu chứng: Trên lá xuất hiện các đốm tròn màu đen hoặc trắng: thường xảy ra nhiều vào mùa mưa; Bệnh ít xảy ra tuy nhiên nếu xảy ra sẽ làm cho lá bị rụng sớm, hoa ít và nhỏ. Bệnh nặng có thể làm cây suy tàn và chết.

Bệnh đóm lá trên hoa giấy

Biện pháp phòng trừ: 

  • Bố trí khoảng cách các chậu hoa hợp lý, tạo thông thoáng cho vườn.
  • Quản lý cỏ, bón phân và tưới tiêu hợp lý cho cây hoa giấy nhằm hạn chế nấm bệnh tấn công. Vệ sinh vườn, thu gom lá bệnh tiêu hủy.                           
  • Có thể sử dụng dụng một số loại thuốc BVTV như: Hecxaconazole, Chlorothalonil, liều lượng theo hướng dẫn.

Xem thêm:

Tác dụng của phương pháp sử dụng lớp phủ hữu cơ 

 Bệnh rỉ sắt (Nấm  gây  bệnh  là  Uromyces  appendiculatus)

Bệnh thường  xuất  hiện  đầu  tiên trên  những  lá  tương  đối già. Trên  lá,  vết  bệnh  lúc  đầu  là  một  điểm  nhỏ  màu  hơi  vàng  hay  màu  vàng  chanh  hơi  nổi gờ. Sau  đó  vết  bệnh  to  dần  đường  kính  2 mm,  biểu  bì  nứt  vỡ  để  lộ  ổ  bào  tử  hạ  màu  nâu,  màu gỉ sắt.  Bình  thường  ổ  bào  tử  hạ  lộ  rõ  ở  mặt  dưới lá,  còn  mặt  trên  lá  vết  bệnh  có  màu  nâu  vàng. Bệnh nặng làm cho lá khô  cháy, rụng nụ, hoa.

Biện pháp phòng trừ: 

  • Cắt tỉa, tạo vườn hoa thông thoáng, thu  dọn sạch  tàn dư những lá bệnh, cây bệnh đem tiêu hủy;
  • Áp  dụng  các  biện pháp  quản lý cỏ,  bón  phân,  tưới  nước  hợp  lý, quản lý giá thể tránh để bị ứ đọng nước nhiều trên lá;
  • Có thể sử dụng một số loại thuốc BVTV khi cần thiết như: Propineb,  Hecxaconazole, Kasugamycin, các loại thuốc gốc đồng.

Xem thêm:

Cách trồng và chăm sóc xương rồng Lobivia

 Phổng lá cây hoa giấy (luộc lá)

Đây là bệnh thường gặp nhất ở cây hoa giấy trong những năm gần đây, xảy ra mạnh ở thời điểm giao mùa, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Người trồng hoa giấy thường gọi là bị luộc lá. Bệnh gây hại nặng  lá sẽ bị rụng, ảnh hưởng đến việc ra hoa của cây.

 Triệu chứng: Các mép lá bị cháy, chạy chỉ đen (mặt trên của lá xuất hiện các đường như sợi chỉ màu đen), vàng lá (lá bị biến màu sắc như bị luộc nước sôi).

Biện pháp phòng trừ: 

  • Áp dụng các biện pháp canh tác như: Bón phân cân đối, tránh bón đạm quá cao, xử lý giá thể và phối trộn các Vi sinh vật chức năng để ngăn ngừa nấm bệnh;
  • Bố trí các chậu hoa trong vườn thông thoáng để hạn chế điều kiện phát sinh bệnh;

Xem thêm:

Cách trồng hoa hồng cho người mới bát đầu 

Chăm sóc hoa giấy bị bệnh 

Cắt tỉa và tiêu hủy lá bị bệnh, bón vôi kết hợp lân cho cây, sau đó bón phân hữu cơ kết hợp với vi sinh vật chức năng BT1. Trên lá phun các loại thuốc như: Mancozeb, Propineb, Validamycin, gốc đồng.

 Rụng lá: Đây là bệnh xảy ra phổ biến nhất trên cây hoa giấy trong những năm gần đây. Do thời tiết bất lợi, sức chống chịu của cây kém, mưa kéo dài, hoặc mưa đêm sẽ gây rụng lá; pH giá thể chưa đạt yêu cầu, các nấm bệnh tấn công làm cho cây yếu, lá rụng hàng loạt. Rụng lá cũng do hậu quả của bệnh phổng lá gây ra.

  • Triệu chứng và thời điểm gây bệnh: các lá bị cuốn lại và rụng trong 1 thời gian nhanh, thường xảy ra sau khi mưa kéo dài hoặc sương nhiều, thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao. Rụng lá nhiều làm cho bộ lá của cây suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây.

Xem thêm:

Húng quế – gia vị đậm đà trong mỗi món ăn của gia đình Việt

  • Biện pháp phòng trừ: Áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp cho cây hoa giấy. Có thể sử dụng các loại thuốc BVTV: Validamycin, Propineb, Trifloxystrobin, Tebuconazole Mancozeb. Phun luân phiên và định kỳ 7-10 ngày/lần vào những lúc thời tiết thay đổi bất thường, mưa nhiều.

Kèm theo đó các bạn phải lưu ý đến giá thể trồng ban đầu nhé. Cân nhắc sử dụng giá thể thông thoáng, tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Nếu các bạn thắc mắc mua giá thể đã phối trộn ở đâu, hãy liên hệ ngay với Namix nhé. Namix cung cấp nguồn giá thể đảm bảo sự phát triển bền vững của cây trồng.

bộ sản phẩm đất trồng namix 2021

Như vậy, qua bài viết này các bạn cũng đã hiểu rõ hơn về sâu bệnh hại trên hoa giấy và cách phòng trừ như thế nào rồi. Namix chúc các bạn thành công nhé.

Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ Namix:

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button