Cây xương rồng thuộc nhóm cây mọng nước, có nguồn gốc từ nhiều nhất từ châu Mỹ, nhất là những vùng sa mạc. Loài cây này có nhiều dạng phát triển như thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Trong bài viết này Namix sẽ giới thiệu đến các bạn những đặc điểm của loài cây này và kỹ thuật chăm sóc chúng.
Xem thêm:
Mục Lục Bài Viết
ToggleKỹ thuật trồng cây xương rồng
Chuẩn bị chậu và dụng cụ trồng
Chậu nhựa: nhẹ, kiểu dáng đẹp, giá thành rẻ, tuy nhiên khả năng thông khí và thoát nước tương đối kém.
Chậu gốm: nhiều dáng, hình vẽ, có thể vẽ theo ý thích của mình. Chậu thông khí và thoát nước tốt nhưng dễ vỡ.
Chậu gỗ: có hình dáng độc đáo, tạo hình mới lạ, giá thành cao, dễ thối mục.
Chậu thủy tinh: đẹp, tao nhã thường được sử dụng để phối tiểu cảnh trong bình (Terrarium), dễ vỡ.
Chọn chậu thích hợp với kích thước cây xương rồng.
Dụng cụ: Bình xịt nhỏ, Xẻng nhỏ trồng cây, kéo bấm cành.
Xem thêm:
Đất trồng xương rồng
Xương rồng có nguồn gốc từ vùng sa mạc cho nên đất trồng tốt nhất là cát. Nếu không có cát bạn có thể phối trộn trấu hun, xơ dừa hoặc mua các sản phẩm đất trồng xương rồng đã được phối trộn sẵn.
Ngoài các ra còn có các loại giá thể khác như đá vermiuclite, đá Perlite Trân châu, đá Pumice đang được rất nhiều nhà làm vườn ưa chuộng.
Xem thêm:
Đất trồng xương rồng sen đá trong chậu thường yêu cầu tơi xốp, thông khí, thoát nước tốt, nhiều mùn. Độ pH thích hợp từ 5,6 – 6,9.
Các loại phân bón thường sử dụng cho cây xương rồng
Phân trùn quế: được phối trộn cùng với các nguyên liệu khác để làm đất trồng. Tỷ lệ trộn khoảng 30% thể tích đất trồng.
Phân dê, phân gà: ưu điểm của các loại phân này là hàm lượng dinh dưỡng cho cây cao, giải phóng chậm. Tuy nhiên, phân gà khá nóng, bạn cần chú ý đến liều lượng bón, quá nhiều sẽ làm chết cây.
Các loại phân vô cơ thường sử dụng là phân NPK cung cấp đủ cho các nguyên tố đa lượng cho cây trồng. Tùy vào giai đoạn mà bạn chọn công thức phân bón cho phù hợp. Dùng trong thời gian cây chuẩn ra hoa sử dụng NPK 15 15 30, thời gian mới trồng nên sử dụng các loại phân có tỷ lệ lân nhiều hơn. Nếu vườn hỗn tạp nhiều loại xương rồng thì bạn nên sử dụng NPK 3 số đều như NPK 20 20 20 hoặc 14 14 14 không lo bị thiếu nguyên tố dinh dưỡng nào.
Khi sử dụng phân vô cơ bạn nên lưu ý là phân vô cơ phân giải chất dinh dưỡng nhanh, nên bón đủ lượng cây cần hoặc chia nhỏ bón thành nhiều lần.
Xem thêm:
Cách giâm cành hoa hồng với đất trồng Namix
Trồng xương rồng vào chậu
Bạn cho đất vào 1/2 chiều cao của chậu sau đó đặt cây xương rồng vào, cho tiếp đất trồng vào sao cho lấp được phần cổ rễ. Không nên trồng quá sâu vì dễ làm cho cây bị úng.
Bạn nên đặt xương rồng vào giữa chậu, vì xương rồng thường đẻ nhiều cây con xung quanh.
Tưới nước cho cây xương rồng
Xương rồng là loại cây chịu hạn tốt, không chịu được ngập úng. Chính vì vậy bạn không nên tưới quá nhiều nước. Thông thường 7 ngày tưới 1 lần, tùy vào điều kiện thời tiết.
Phương pháp cắt kỉa
Ngắt ngọn: là ngắn phần đỉnh của thân, cắt bỏ phần trên của phiến lá. Thông qua cắt ngọn để kích thích cây đẻ nhánh, cho nhiều nụ, nhiều hoa. Phương pháp này thích hợp với các loại xương rồng lá.
Tỉa thưa: còn gọi là tỉa cành thưa, mục đích là nhằm giữ cho cây có hình dáng đẹp. Chủ yếu cắt bỏ những thân dạng lá mọc trùng điệp hoặc những quả cầu con mọc quá dày.
Nguồn tham khảo: Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh bon sai – kỹ thuật trồng xương rồng (2011). Tác giả: Thái Hà
Trên đây là những kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xương rồng mà Namix chia sẻ đến các bạn. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn chăm sóc tốt cho chậu cây của mình hơn.
Khách hàng mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: Nhắn tin Fanpage Namix
Làm Đại lý, mua số lượng lớn: 0902612348 / 0938492348 hoặc Nhắn tin Zalo