Cách thay chậu hoa hồng đơn giản là điều cần thiết sau khi trồng hoa một thời gian. Vì khi đó, đất trồng hoa hay chậu cây không còn phù hợp với cây hiện tại nữa. Việc thay chậu, thay đất cho hoa hồng sẽ giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để cây được phát triển tốt nhất, cây ra hoa nhiều, đẹp.

Cách thay chậu hoa hồng đơn giản nhất

cach thay chau hoa hong
Cách thay chậu hoa hồng giúp cây phát triển tốt và ra hoa đẹp

Khi trồng hoa trong chậu thì lượng đất trồng bị giới hạn, chất dinh dưỡng nuôi cây cũng giới hạn. Vì vậy sau một thời gian trồng, rễ cây hút hết chất, đất bị cứng và biến chất. Đặc biệt, là nếu bón nhiều phân hóa học, đất nhanh bị chai và rất chặt, ảnh hưởng đến việc thoát nước và không khí.

Nếu không kịp thời thay chậu, thay đất và không biết cách chăm sóc, nấm mốc có thể phát triển và gây ảnh hưởng cho bộ rễ của cây.

Dấu hiệu nhận biết

dau hieu nhan biet
Khi cây còi cọc thì cũng là lúc bạn nên thay đất, thay chậu để cây vẫn đủ dinh dưỡng để phát triển

Không phải rễ nào cũng hút nước và dinh dưỡng, chỉ có những lông hút ở hệ thống rễ mới, rễ non mới thực hiện được. Theo đó, những rễ già quá dày trong chậu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ mới, làm giảm khả năng hấp thu của bộ rễ.

Khi bổ sung phân bón định kỳ, bạn sẽ thấy được các lớp rễ trắng ngoi lên đến gần bề mặt, không thể bổ sung phân bón mà không gây xót rễ. Ngoài ra, còn khi tưới nước và bón phân đầy đủ nhưng cây vẫn kém phát triển, cành yếu lá vàng, không có sức sống.

Khi cây đã lớn, lượng dinh dưỡng cần thiết vượt quá khối lượng đất hiện tại. Cây có biểu hiện cằn cỗi, lá già, không còn bóng mượt, cành vươn dài khẳng khiu.

Thời điểm thích hợp

thoi diem thich hop
Bạn nên thay chậu vào mùa xuân, khi cây mọc lá non và chưa ra hoa

Bạn nên thực hiện thay chậu hoa hồng vào thời điểm có khí hậu mát mẻ, không quá lạnh. Đây là thời điểm cây trong trạng thái ngủ, có mưa vừa phải, không quá nóng khiến lá non cháy xém dưới nắng.

Nên thay chậu vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa để dinh dưỡng dễ dàng tan vào trong đất. Bạn có thể thay vào mùa khác nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện sống của cây.

Nếu thay vào mùa đông thì cần tránh những ngày rét, gió to, cây sẽ bị tổn thương rất mạnh.

Chậu mới và đất mới

dat trong hoa hong
Lựa chọn đất trồng hoa NAMIX giàu dinh dưỡng, tơi xốp

Bạn cần chọn chậu mới cần có đường kính to hơn chậu cũ từ 4-8cm, để cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn, đầy đủ cho cây.

Hoa hồng sinh trưởng tốt nhất khi đất có độ pH từ 6.3-6.8. Để tiện lợi và dễ dàng, bạn có thể tự trộn đất hoặc mua đất đã được phối trộn sẵn như đất trồng hoa NAMIX

Đất tơi xốp, được phối trộn từ các nguyên liệu tự nhiên, có bổ sung thêm phân hữu cơ chậm tan, cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Ngoài ra, đất trồng hoa hồng còn được phối trộn thêm một ít chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma, ngăn ngừa sâu bệnh hiệu quả.

Cách thay chậu cho hoa hồng

cach thay chau hoa hong
Cách thay chậu, thay đất cho hoa hồng không quá khó, chỉ vài bước đơn giản

Việc sang chậu và thay đất cho cây là một trong những công việc cần thiết, giúp cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt. Cách thực hiện:

  • Trước ngày thay chậu, cần ngừng tưới nước 1 ngày để đất khô ráo. Cắt tỉa nhánh, loại bỏ hết các lá vàng úa, cắt bớt đi một nửa chiều cao hoa hồng để giảm mất nước. 
  • Đặt chậu nằm nghiêng, lấy cây hoa hồng ra khỏi chậu cũ. Loại bỏ đất thừa ra khỏi rễ, loại bỏ rễ bị gãy. Trước khi thay, bạn có thể lót một lớp viên đất nung vào đáy chậu nhằm tăng sự thông thoáng, chống úng hiệu quả.
  • Cho hỗn hợp đất đã trộn vào 1/3 – 1/2 chậu, đặt cây vào chậu ngay ngắn. Thêm đất vào chậu sao cho mặt đất cách miệng chậu khoảng 5cm, xoa nhẹ đất và làm cho nó cứng lại.
  • Phủ thêm một lớp viên đất nung hoặc các giá thể lên bề mặt, để làm đất mát mẻ, trang trí và tránh văng dơ bẩn.
  • Tưới đẫm nước, tưới chậm và đều toàn bộ thân, lá, khi nước chảy ra đáy chậu thì ngưng.

Cách chăm sóc hoa hồng sau khi sang chậu đúng cách

tuoi nuoc
Bạn cần tưới nước, chăm sóc cây sau khi thay chậu đúng cách

Nếu đất chưa khô thì không nên tưới tiếp vì lúc này rễ mới chưa nảy sinh, sức hút còn yếu, dễ gây thối rễ.

Ngoài ra, sau khi thay chậu, bạn có thể sử dụng các sản phẩm giúp kích rễ như N3M, Atonik, Root-2,…để giúp bộ rễ phát triển, nhanh chóng thích nghi và hấp thu chất dinh dưỡng tốt.

Giữ cây ở bóng râm trong khoảng một tuần, sau khi ổn định thì cho cây ra nắng. Tránh chọn vị trí có gió mát và ánh sáng đủ, giúp cây hấp thụ được khí CO2 và ánh sáng để quang hợp, tạo ra chất dinh dưỡng cho cây.

Sau khi sang chậu hoa hồng, cây khá yếu, dễ bị nhiễm bệnh như rầy, rệp, bọ trĩ, nấm đen… Nên phòng ngừa bệnh hại trên cây hoa hồng bằng cách phun thuốc trừ sâu và phân bón  hay cắt bỏ phần bị bệnh để cây phát triển tốt.

Những điều cần lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa hồng

cay hoa hong
Cây hoa hồng không quá khó trồng và chăm sóc

Khi chăm sóc hoa bạn phải xác định hoa hồng không phải loại hoa dễ chăm. Từ giống việt đến ngoại, từ giâm đến ghép, đều cần phải có cách chăm sóc cây hoa hồng phù hợp. 

  • Giống hoa hồng tốt góp đến hơn 50% cho việc cây hoa phát triển. Sau đó là các yếu tố như hướng nắng, hướng gió, không gian, nước tưới,…
  • Thời tiết, trời lạnh lạnh lại hanh khô, hoa hồng to mà lại nhiều cánh, mùa hè thì còi và bé hơn. Mưa thì cây hồng tốt nhưng dễ bệnh, nắng thì cây ít bệnh nhưng nở hoa nhỏ hoặc cánh ít.
  • Nếu cây bị bệnh thì không nên bón thêm phân hữu cơ cho cây. 
  • Bạn cần lựa chọn đất trồng hoa thoáng, thoát nước tốt. 
  • Không nên ngày nào cũng tưới, cây dễ bị thối rễ, chết cây. Thời điểm thích hợp nhất để tưới cho hoa hồng là buổi sáng, chiều, hạn chế tưới đêm vì ẩm, sương xuống cây hoa hồng dễ sinh bệnh.  

Cách thay chậu hoa hồng chỉ cần vài bước đơn giản, bạn có thể trồng và chăm sóc cây hoa luôn tươi tốt, đảm bảo được nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây. Khi trồng và thay đất cho cây hoa hồng thì bạn nên lựa chọn đất trồng hoa chất lượng, sạch, giàu dinh dưỡng như đất NAMIX để trồng cây hoa tươi tốt, hoa nở nhiều, đẹp.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button