Khổ qua (Mướp đắng) có tên khoa học là Momordica charantia là một loại rau dây leo thuộc họ bầu bí thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loại rau đắng nhất trong nhóm rau ăn quả. Đối với những ai yêu thích vị đắng của khổ qua thì không thể bỏ lỡ việc trồng loại rau này ngay tại nhà đúng không nào? Trong bài viết kì này, Namix sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng khổ qua trong thùng xốp, mời các bạn cùng tham khảo.
Xem thêm:
Cách trồng khổ qua trong thùng xốp
Điều kiện sinh trưởng và phát triển
Khổ qua trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là vụ Đông Xuân, cây phát triển tốt và cho quả nhiều.
Trồng khổ qua trong thùng xốp cần chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, tránh đất thịt nặng, tỷ lệ sét cao.
Khổ qua là cây ưa sáng nên cần chọn nơi có nhiều ánh sáng, thông thoáng để trồng cây.
Xem thêm:
Cách trồng khổ qua trong thùng xốp
* Chuẩn bị vật liệu
*Gieo và ươm hạt
Bạn có thể gieo trực tiếp hạt khổ qua vào thùng xốp luôn, tuy nhiên để tăng tỷ lệ nảy mầm và giảm thời gian mọc bạn nên xử lý hạt giống trước khi trồng.
Ngâm hạt khổ qua trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong vòng 5 – 6 giờ sau đó vớt ra ủ vào khăn ẩm. Sau 24 giờ đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt, rồi đem ủ lại đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo .
Hạt gieo trực tiếp vào đất sâu 0,5 cm hoặc gieo trong các khay ươm hạt, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên, tưới nước giữ ẩm cho hạt nảy mầm. Sau 5 – 7 ngày gieo hạt sẽ mọc mầm.
*Cách trồng khổ qua trong thùng xốp
Đổ đầy đất vào trong các khay, thùng xốp đã chuẩn bị. Sử dụng đất trồng cây đa dụng Namix bạn không cần phải bổ sung thêm phân bón lót khi trồng.
Xem thêm:
Đối với hạt giống được ươm trong khay thì sau khi cây có 2 – 3 lá thật, bạn gỡ cây giống và cấy vào thùng xốp. Tùy vào kích thước của thùng xốp mà một thùng bạn có thể trồng từ 2 – 3 cây.
Lưu ý, khi trồng cây con xong bạn nên rải thuốc diệt ốc để tránh cây bị ốc sên ăn.
*Chăm sóc khổ qua trồng thùng xốp
Khi cây cao được khoảng 20 cm có 4 – 5 lá thật, bạn tiến hành cắm cọc hoặc giăng lưới cho cây leo lên.
Sau khi trồng khoảng 25 – 30 ngày bạn tiến hành bón thúc cho cây ra hoa đậu quả. Có nhiều lại phân bón bạn có thể sử dụng như các loại phân hữu cơ: phân trùn quế, phân compost, phân hữu cơ vi sinh. Các loại phân vô cơ như Urea, NPK đều được. Định kì nên bón phân bổ sung 15 ngày/ lần để cây cho quả liên tục.
Tưới nước: Khổ qua khi mới trồng cần tưới nhẹ nhàng, tránh tưới mạnh làm gãy cây. Cần tưới nước thường xuyên, ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát để cung cấp đủ độ ẩm cho cây.
*Đề phòng sâu bệnh
- Bệnh xoăn lá, rụt ngọn
Đây là bệnh phổ biến thường gặp ở cây mướp đắng. Đây là nguyên nhân khiến cây chậm phát triển.
Nguyên nhân gây ra bệnh xoăn lá, rụt ngọn ở cây mướp đắng là do các loại côn trùng chích hút, gây hại cho cây hoặc cũng có thể là do lây truyền từ hạt giống.
Cách điều trị loại bệnh này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu bệnh xảy ra do di truyền từ hạt giống thì cách tốt nhất là bạn phải nhổ bỏ, tiêu hủy cây. Nếu bệnh do côn trùng gây hại thì bạn dùng các thuốc đặc trị để phun lên cây như: buprofezin, clothianidin, nitenpyram, metarhizium hoặc beauveria…
- Bệnh phấn trắng
Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết sương nhiều, độ ẩm cao. Bệnh thường xảy ra vào vụ đông xuân khiến cây xuất hiện các phấn trắng giống như nấm.
Phòng và điều trị bệnh này cho cây mướp đắng bằng cách tỉa hết các lá gốc. Đồng thời sử dụng các loại thuốc phun lên hai mặt lá để phòng trị như: Daconil, Suloc, Manage, Anvil…
Xem thêm:
- Côn trùng chích hút
Các loại động vật chích hút như rầy, rệp, bọ trĩ… thường tập trung ở các đọt non và lá cây non. Chúng sẽ hút nhựa của cây và truyền các loại virus khiến cây nhiễm bệnh.
Nhất là vào mùa mưa, khổ qua thường bị ruồi đục quả tấn công làm cho quả vàng, chín sớm hoặc quả bị dị dạng, có dòi đục bên trong. Cách đề phòng hiệu quả nhất là khi khổ qua đã đậu trái bạn sủ dụng các túi bao hoặc chai nhựa để bọc trái lại. Như vậy sẽ ngăn chặn ruồi đục quả mà không cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Trên đây là cách trồng khổ qua trong thùng xốp. Hi vọng với với bài viết này sẽ giúp các bạn trồng cây dễ dàng hơn.