Nho là trái cây được nhiều người ưa thích, nhiều người muốn trồng nho tại nhà để vừa trang trí vừa có trái ăn tại nhà. Nhưng nếu chỉ có sân thượng và không có sân vườn thì có trồng được không? hay theo dõi bài viết này để biết cách trồng nho trên sân thượng hiệu quả nhé.
Mục Lục Bài Viết
ToggleTổng quan về cây nho
Đặc điểm của cây nho
- Thân cây nho là dạng thân leo hóa gỗ nên rất dai và chắc. Cây nho được nhân giống từ hom cắt ra từ thân, cành và đa phần được các trại nông nghiệp nhân giống từ gốc ghép. Cây nho có thể ươm từ hạt, nhưng sức sống của cây sẽ kém, cây thường chỉ được lấy gốc để làm ghép lai tạo giống mới.
- Từ thân có mọc ra nhiều tua có chức năng giống như tay để leo bám cho thân leo lên.
- Lá: Lá nho có lông và xẻ thùy, lá bao gồm phiến lá, cuống lá và một cặp lá kèm.
- Hoa: Hoa nho có kích thước nhỏ, là hoa lưỡng tính có 5 – 6 nhị.
- Quả: Quả nho thường có hình cầu hay hình tròn dài và mọc thành chùm. Quả khi chín có nhiều màu sắc khác nhau tùy vào giống. Màu sắc quả của các giống nho đa dạng từ xanh sang đỏ, tím hay đen, vàng,… Quả nho có vị hoặc ngọt tùy giống, có giống cho quả nhiều hạt cũng có giống cho quả ít và không hạt.
- Rễ: Rễ nho trồng từ hạt có rễ cọc, còn trồng từ hom giống thì ở dạng rễ chùm.
Điều kiện sinh thái cây nho
Cây nho phát triển tốt nhất từ 27 – 30oC, tuy nhiên cây nho vẫn chịu đựng được nhiệt độ thời tiết khắc nghiệt từ – 20oC trong mùa Đông và cao nhất là 45oC trong mùa Hè, nhưng có thể bị ức chế sinh trưởng và không ra hoa.
Ẩm độ không khí thích hợp với cây nho phát triển và ra hoa tốt là trên 70 – 77 %. Nho có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là trồng trên đất bồi tích phì nhiêu, có thành phần cơ giới cát nhẹ và thịt pha cát, đất có kết cấu tốt, tầng đất thoáng và tơi xốp.
Ăn nho nhiều có tốt không?
Nếu như ăn nho hàng ngày với lượng vừa đủ không những giúp bạn ngon miệng mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nho có chứa các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và các bệnh mãn tính. Nho giúp giảm huyết áp và giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra nho còn giúp giảm đường trong máu, tốt cho mắt và còn rất nhiều lợi ích khác.
Hướng dẫn cách trồng bí đao trong thùng xốp
Kỹ thuật trồng nho trên sân thượng
Dựa vào điều kiện sinh thái của cây nho, chúng ta có thể thiết kế quy trình trồng và chăm sóc như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ để trồng nho trên sân thượng
Để trồng nho trên sân thượng bạn cần những vật liệu cơ bản như một thùng xốp to, chậu cây hoặc bầu ươm có đường kính ít nhất 8cm, một số dụng cụ làm vườn như bình tưới, xẻng xới đất.
Chuẩn bị giống: giống có thể từ những hạt nho sau khi bạn ăn xong hoặc hom giống. Hom giống là những đoạn cành dài khoảng 20cm, có 4 mắt và đã hóa gỗ của vụ trước từ những cây nho khỏe, có năng suất cao.
Lưu ý nên chọn những cành trên cây từ 4-12 tháng tuổi vì trước 4 tháng tuổi cây trồng quá non, sẽ khó có sức ra rễ, sau 12 tháng cây đã già và lão hóa, mất khả năng ra rễ.
Đá Vermiculite – đá Vơ mi Namix có khả năng giữ nước và dinh dưỡng tốt. Đồng thời đá vơ mi không chứa mầm bệnh, tác nhân gây hại là giá thể lý tưởng cho bộ rễ non của cây con hoặc cành giâm sinh trưởng.
Đất trồng nho: Như đã nói trên, nho sẽ sống tốt trên đất phì nhiêu có kết cấu tốt, tơi xốp và thông thoáng. Bạn có thể tham khảo đất sạch trồng chậu Namix để trồng nho tốt hơn. Với các thành phần hoàn toàn từ hữu cơ như: phân compost, mùn dừa, vỏ trấu nguyên cánh, vỏ cây…
Ngoài ra, đất còn được phối trộn cùng các giá thể đá khoáng như Perlite, Vermiculite.
- Đá perlite có cấu trúc nhẹ và xốp giúp đất trồng tơi xốp, thông thoáng nhưng nhẹ, không làm nặng đất giống như cát.
- Đá Vermiculite giữ ẩm tốt cho cây nho phát triển tốt.
Đồng thời những đá khoáng này không bị phân hủy, giúp đất tơi xốp thoáng khí nhưng vẫn giữ được độ ẩm cần thiết, không bị ướt và úng nước, không bị nóng ở nhiệt độ cao, tốt cho rễ cây, có thể thay thế cát ở ngoài tự nhiên.
Bước 2: Giâm hom hoặc gieo hạt cây nho
Đầu tiên cần sử dụng đá Vermiculite để giâm cành. Đổ đá Vermiculite vào một cái chậu hoặc bầu đất có đường kính ít nhất là 8cm.
- Giâm hom cây nho: Sau đó cắm hom nho vào rồi tưới cho đẫm nước và để nơi thoáng mát, ánh nắng yếu. Chú ý kiểm tra độ âmtr và thường xuyên tưới một ngày 1 – 2 lần lúc sáng và chiều.
- Gieo hạt nho: Sau khi ăn nho và tách lấy hạt xong, bạn ngâm hạt nho trong nước ấm (2 sôi:3 lạnh) trong 1 tiếng. Sau đó đem hạt gieo vào khay ươm có bỏ đá Vermiculite vào sẵn, rồi tưới nước thường xuyên một ngày từ 1 – 2 lần lúc sáng và chiều (Vermiculite giữ ẩm khá tốt, bạn nên kiểm tra độ ẩm trước khi tưới nhé).
Bước 3: Trồng cây nho trên sân thượng
Sau khi hạt nảy mầm được 3 lá hay hom ra chồi được 3 lá thì bạn bắt đầu đem cây ra phơi nắng từ 7 đến 10 giờ sáng cho cây tập nắng trong 1 tuần.
Sau 7 ngày, bạn đổ đất trồng rau và hoa Namix và đầy thùng xốp rồi trồng cây con vào.
Bước 4: Làm giàn nho trên sân thượng
Bạn nên làm những giàn nho vững chắc để khi cây ra quả giảm sẽ không bị đè nặng rồi sập. Nên làm giàn ở nơi có thể tiếp xúc mới nhiều nắng nhất có thể.
Chăm sóc nho trồng trên sân thượng
Thật ra trồng nho thì dễ nhưng chăm sóc cho nho phát triển tốt và nhiều quả thì khá phức tạp.
Tưới nước cho cây nho:
- Trong 10 ngày đầu trồng cây nên tưới thường xuyên một ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát.
- Sau đó giảm dần 3 đến 5 ngày tưới một lần và 7 ngày tưới 1 lần thường xuyên.
Tỉa cành lá cây nho:
- Thường xuyên tỉa những lá bị hư, bị nấm, méo mó để giàn nho thông thoáng và không bị lây bệnh.
- Sau khoảng 2 tháng, cành cấp một bắt đầu mọc ra đến tháng thứ 4 bạn nên tỉa cành cấp 1 đi. Đoạn cắt cành cấp 1 cách thân chính khoảng 40cm để cành cấp 1 mọc ra cành cấp 2.
- Sau 2 tháng bắt đầu tỉa tiếp cành cấp 2 giống như trên để ra cành cấp 3 thì dừng lại.
Bón phân cho cây nho:
- Khi nho trồng được khoảng 15 – 20 ngày thì có thể bón phân cho cây. giai đoạn này bạn nên cung cấp nhiều đạm và lân cho cây. có thể sử dụng phân NPK 16-16-8, 20-20-10.
- Khi cây ra cành cấp 3, cây bắt đầu ra hoa, lúc này cần cung cấp thành phần Kali cao hơn để tránh bị rụng hoa và rụng quả.
- Hoặc có thể sử dụng phân hữu cơ, phân trùn quế để đảm bảo an toàn thực phẩm cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh hại:
Nho thường bị nấm, bị phấn trắng và bị rệp, vậy nên thường xuyên theo dõi và mua thuốc ngoài tiệm vật tư nông nghiệp để tiêu diệt kịp thời.
Ngoài ra những bệnh trên có thể phòng bằng cách cắt tỉa thường xuyên để xây thông thoáng, tiếp xúc ánh nắng nhiều. Ngoài ra hạn chế tưới cây sau 5 giờ chiều, không tưới lên tán lá để phòng nấm và phấn trắng.
Rệp thường xuất hiện vào mùa nắng nóng và khô, rệp không thích ẩm ướt nên bạn có thể xịt nước trực tiếp vào con rệp để đuổi nó đi.
Vừa rồi là cách trồng rau trên sân thượng đơn giản nhất mà Namix chia sẻ đến bạn. Chúc bạn thành công và có một giàn nho khỏe mạnh, xinh xắn cho nhiều quả và quả ngon.
Nếu có bát kì thắc mắc gì về cách trồng nho trên sân thượng hoặc thông tin sản phẩm, hãy liên hệ với Namix bằng cách nhấn vào kí hiệu dưới đây:
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ nhà cung cấp đât sạch trồng cây Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo