Hoa hồng là một trong những loài hoa phổ biến và được yêu thích nhất trên thế giới. Tên khoa học của hoa hồng là Rosa và nó thuộc về họ Rosaceae. Loài hoa này có nguồn gốc từ châu Á và có mặt từ hàng ngàn năm trước. Tuy nhiên, nhiều khi trồng hoa tại nhà, hoa hồng không ra hoa, phải làm sao?
Hoa hồng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc cùng với những diện mạo vô cùng rực rỡ và đa sắc màu. Tuy nhiên, việc trồng và chăm sóc cây hoa hồng phát triển tốt cũng không phải điều dễ dàng. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu cách xử lý khi hoa hồng không ra hoa nhé.
Mục Lục Bài Viết
ToggleChu kỳ ra hoa của hoa hồng
Đối với cây trồng nào cũng vậy không chỉ riêng gì hoa hồng, cây phải đến độ tuổi trưởng thành mới ra hoa được. Tùy theo giống hoa hồng, mất tầm vài tháng để cây có thể trưởng thành và bắt đầu ra hoa. Thậm chí có những giống hoa hồng mất khoảng 1 năm cây hoa hồng mới có thể cho hoa nở rộ và đều.
Vì vậy, cần phải nghiên cứu kĩ chu kỳ sinh trưởng của từng loại hoa hồng, và nếu như bạn năm bắt rõ chu kỳ này thì việc điều chỉnh thời gian cho hoa nở rộ, đều và đẹp là điều dễ dàng.
Lưu ý rằng tuyệt đối đừng nên ép cho cây ra hoa khi cây chưa đến tuổi trưởng thành để ra hoa, việc này gây ra 02 tác động không tốt cho cây như: Rất dễ bị suy cây hoặc chết sau đó, hoa có thể không ra ở những lần ép ra hoa sau.
Cách xử lý hoa hồng không ra hoa
Khi trồng hoa tại nhà, bạn cần chăm sóc cây hoa hồng đúng cách. Dưới đây là những yếu tố bạn cần quan tâm khi chăm sóc hoa hồng tại nhà.
Ánh sáng và nước
Hoa hồng là loài cây ưa sáng, để cho cây ra hoa rộ, đều, đẹp thì cần phải được có ánh sáng chiếu ít nhất 6 tiếng/ngày. Vì vậy, khi quyết định trồng hoa hồng thì vấn đề lựa chọn nơi trồng có đủ ánh sáng cho cây là điều cần ưu tiên hàng đầu.
Bên cạnh vấn đề ánh sáng thì tưới nước đúng cách và đủ lượng cũng là điều vô cùng cần thiết. Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào đúng thời điểm để cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Điều này còn giúp phòng chống những bệnh hại trên cây hoa hồng, giúp cây tươi tốt.
Bón phân và dinh dưỡng cho hoa hồng
Biều hiện của cây thể hiện rõ nhất tình trạng và nhu cầu dinh dưỡng của cây. Biểu hiện cụ thể của một cây hoa hồng đầy đủ dinh dưỡng là lá xanh mượt, thân xanh, mắt gai cứng cáp, lá thẳng tấp, nụ hoa đều.
Có rất nhiều trường hợp người trồng không có đủ kiến thức dẫn đến bón phân sai dẫn đến thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng gây ra rối loạn sinh lý ở cây hoa hồng. Ví dụ như, có trường hợp cây đang ở độ tuổi trưởng thành ra hoa thì lại bón phân đạm với liều lượng cao, dẫn đến cây bị rối loạn sinh lý vì lượng đạm này lo đi nuôi chồi và lá, dẫn đến cây không thể ra hoa.
Vì vậy, cần tìm hiểu rõ chu kỳ sinh trưởng và nhu cầu của cây để bón phân hoa hồng đúng và đủ lượng phân bón theo khuyến cáo để cung cấp dưỡng chất cho cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ra hoa đẹp.
Cắt tỉa hoa hồng đúng cách
Nếu cây có quá nhiều lá, cành, chồi thì dinh dưỡng sẽ bị phân tán và chắc chắn sẽ không nuôi hoa to được. Vì vậy cần cắt tỉa hoa hồng đúng kỹ thuật, tỉa bớt lá và dưỡng cho cây khỏe thì mới cho ra hoa to và đẹp được. Từ đó, dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi thân chính và dưỡng mầm hoa.
Trên đây là những cách xử lý để hoa hồng không ra hoa khi bạn trồng hoa tại nhà. Đối với những cây đã ra hoa ở vụ trước, nên cắt bỏ những nụ hoa tàn ở đợt trước, tỉa cành, chồi cho cây gọn gàng hơn. Đồng thời, cắt bỏ những lá úa, lá bệnh để dinh dưỡng tập trung nuôi cây khỏe và tốt hơn. Đặc biệt, bạn nên lựa chọn đất trồng hoa NAMIX để trồng những cây hoa hồng để cây khoẻ, đẹp, ra nhiều hoa.