Côn trùng luôn là vấn đề khiến những người yêu làm vườn lo ngại, trong đó bọ cánh cứng là loài côn trùng có sức phá hoại mạnh mẽ đến cây trồng, vậy bọ cánh cứng có đặc điểm gì, làm sao để phòng trừ? Hôm nay hãy cùng Namix tìm hiểu nhé!

Bọ cánh cứng là gì?

Bọ cánh cứng (Coleoptera) là một bộ thuộc lớp côn trùng, với số lượng loài đa dạng nhất và phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Một số loài bọ cánh cứng mà chúng ta thường gặp là bọ rùa, bọ cánh cam, bọ hung, xén tóc, đom đóm, bọ que…

Bọ cánh cứng thường sống ở khu vực cây cỏ rậm rạp, nhiệt độ ẩm độ thấp. Chúng phân bố khắp nơi trên thế giới, ở mọi châu lục, mọi địa hình dù là rừng rậm hay hoang mạc.

bọ cánh cứng

Ảnh: Internet

Đặc điểm nhận diện

Đúng với tên gọi của mình, loài côn trùng này có bộ cánh cứng cáp chắc chắn bao phủ và bảo vệ cơ thể, bộ cánh cứng bảo vệ cơ thể còn gọi lại cánh trước (elytra), bộ cánh màng còn gọi là cánh sau dùng để bay. Khi bay thì bộ cánh trước sẽ xòe ra, bình thường sẽ khép lại.

Bọ cánh cứng có nhiều hình dạng khác nhau, miệng nhai, là loài nhai chậm, hàm trên phát triển, có thể phân biệt được sự chênh lệch giữa hàm trên và hàm dưới của bọ cánh cứng bằng mắt thường. Có râu, râu có nhiều hình dạng.

Vòng đời sinh trưởng

Vòng đời của bọ cánh cứng gồm bốn giai đoạn: Trứng – ấu trùng – nhộng – trưởng thành. Trứng thường xuất hiện trong đất hoặc trên các bộ phận của cây trồng như thân lá… và sau đó phát triển thành ấu trùng, chúng bắt đầu phá hại cây trồng vào giai đoạn này.

Độ dài và vòng đời của bọ cánh cứng phụ thuộc vào loài, lượng thức ăn, điều kiện môi trường, có loài sinh trưởng và sinh sản nhanh, tuy nhiên cũng có những loài mất cả vài năm để đạt đến giai đoạn trưởng thành.

vòng đời bọ cánh cứng

Ảnh: Internet

Bọ cánh cứng ăn gì?

Bọ cánh cứng là một loài đa thực, một số loài có nguồn thức ăn là thực vật, trong khi đó một số lại ăn động vật, chuyên tấn công các loài côn trùng khác, ngoài ra còn có các loài chuyên ăn chất hữu cơ và di thể động thực vật mục nát.

Thật ra bọ cánh cứng luôn xuất hiện xung quanh ta, bạn có thể bắt gặp một số hiện tượng như len và vải bị hỏng, đồ nội thất bằng tre hay gỗ bị mọt, bãi cỏ hoặc cây trồng bị bọ cánh cứng cắn phá…

Khả năng gây hại của bọ cánh cứng với cây trồng

Từ giai đoạn ấu trùng bọ cánh cứng đã có khả năng phá hoại cây trồng và nông sản.

Bọ cánh cứng gây hại gần như trên mọi đối tượng cây trồng. Chúng tấn công mọi bộ phận của cây, ăn trụi lá, đục thân, phá hại rễ, tạo ra các vết thương hở tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và năng suất cây trồng.

Bọ cánh cứng có sức phá hại nghiêm trọng, bạn có thể thấy chúng ăn sạch lá cây hoặc đọt non của cả một khu vườn trong một đêm nếu chúng đã phát triển với số lượng lớn.

khả năng phá hại của côn trùng

Ảnh: Internet

Xử lý bọ cánh cứng

Xử lý đất trồng thường xuyên, đào sâu, phơi ải để tiêu diệt ấu trùng, thu dọn sạch tàn dư thực vật, rắc các loại thuốc phòng và xử lý bọ cánh cứng.

Thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện và phòng trừ bọ cánh cứng. Kiểm soát mật độ cây trồng, thường xuyên cắt tỉa, làm sạch cỏ dại, giữ độ thông thoáng cho khu vườn.

Bảo vệ và sử dụng thiên địch: bảo vệ và sử dụng các loại thiên địch tự nhiên như kiến, nấm ký sinh, ong ký sinh ấu trùng… để hạn chế sự phát triển của ấu trùng bọ cánh cứng.

Dùng các biện pháp thủ công như vợt bắt, bẫy ánh sáng…

Nếu mật độ và số lượng lớn thì nên sử dụng thuốc trừ sâu có hoạt chất Permethrin, profennophos để diệt trừ bọ cánh cứng nhanh và hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của Namix về bọ cánh cứng, mong rằng đã cung cấp cho mọi người những thông tin hữu ích.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button