Bọ rùa là loài mà nông dân yêu quý phát triển nhưng đôi khi cũng xua đuổi chúng! Vì sao vậy? Bài viết hôm nay giúp mọi người hiểu rõ hơn về loài côn trùng này, liệu nó có lợi hay có hại cho cây trồng và đặc điểm nổi bật của chúng là gì? Tìm hiểu ngay.

bọ rùa

Nguồn: Internet

Bọ rùa và đặc điểm nổi bật

  • Đây là loài côn trùng cánh cứng. Chúng có các tên gọi khác như là bọ cánh cam, bọ hoàng hậu. Bọ rùa thường có màu sặc sỡ nổi bật là đỏ (vì thế mới gọi là coccineus), cam hoặc vàng với các đốm xẫm màu trên mặt lưng của cánh.
  • Vẻ ngoài có hình bán cầu trông giống như một con rùa tý hon, có các đặc điểm của loài cánh cứng thuộc lớp sâu bọ .
  • Chúng có kích thước khá nhỏ, thường chỉ dài từ 0,1 – 1cm. Bọ rùa đực có kích thước trung bình nhỏ hơn bọ cái.
  • Tùy vào loại mà số lượng trên chấm đen trên cánh chúng sẽ khác nhau, có loại chỉ 7 chấm và có loại lên đến 28 chấm đen trên cánh. Người ta cũng thường dùng cách đếm chấm đen trên cánh bọ để phân biệt chúng.
các loài bọ rùa phổ biến

Nguồn: Internet

Hiện nay trên thế giới, có khoảng hơn 5000 loại bọ rùa khác nhau sinh sống, người ta dựa vào đặc điểm hình thái cơ thể, màu sắc và số chấm đen trên cánh để phân biệt chúng, từ đó có nhiều biện pháp khai thác tiềm năng thiên địch và bảo vệ chúng. Ở Việt Nam, đến năm 1984, người ta đã phát hiện được gần 250 loài, trong đó có gần 190 loài ăn thịt (đây là loài có tiềm năng sử dụng trong bảo vệ cây trồng) và cũng có hơn 60 loài bọ ăn thực vật (những loài này thường gây hại đến cây trồng).

Cách phân biệt loài bọ rùa có lợi và bọ rùa có hại

Dựa vào thức ăn mà chúng ta sẽ chia chúng thành 2 loại chính là bọ rùa ăn động vật và bọ rùa ăn “chay” (bọ rùa ăn thực vật). Cụ thể như sau:

Bọ rùa có lợi

Đặc điểm: Ấu trùng của chúng có hình tròn, màu sắc cánh đậm và sặc sỡ, có nhiều chấm đen trên cánh. Là các loài bọ có khả năng ăn thịt ( ăn các loài sâu bọ kí sinh trên cây).

Chúng có khả năng tiêu diệt các loài côn trùng gây hại trong vườn cây vô cùng hiệu quả như rệp vừng, rệp sáp, nhện đỏ,… (những loài côn trùng này là nguyên nhân phá hoại mùa màng). Chính vì vậy, chúng được xem là những thiên địch đối với côn trùng gây hại cây trồng.

Trung bình, 1 con trưởng thành có thể ăn đến hơn 100 con rệp và chúng ăn hàng ngàn con rệp trong đời, đây là cơn ác mộng của nhện đỏ, rệp tại các khu canh tác trồng trọt của người dân. Khả năng thiên địch cực kì có lợi này của bọ rùa giúp người dân hạn chế được các loại hóa chất diệt rệp, nhện đỏ,… Đây là vũ khí lợi hại của nhà vườn khi canh tác trồng trọt.

Bọ rùa có hại

Đặc điểm: cánh có màu nhạt, không sặc sỡ và cánh chúng có phần hơi giáp hơn. Thường ăn thực vật.

Ngoài bọ rùa giúp ích cho nông nghiệp, còn một số loài ăn thực vật, chúng sẽ phá hoại mùa màng. Chúng thường ăn lá cây để sinh sống, chỉ chừa lại phần gân lá của các loại cây trồng như bầu, bí, ngô, khoai, lúa, sắn,… Chúng cũng ăn cả ngọn cây của các loại như sầu riêng, dưa chuột, cà chua và nhiều loại cây ăn quả khác.

Dựa vào các đặc tính ăn động vật hoặc thực vật, người ta sẽ thu hút hoặc đuổi những côn trùng gây hại để đảm bảo việc trồng trọt, làm vườn được thuận lợi.

Tập tính của bọ rùa

vòng đời của bọ rùa

Nguồn: Internet

  • Chúng phát triển và hoạt động mạnh mẽ nhất vào mùa xuân và mùa thu. Đến mùa đông thì thường có kì trú đông, chúng tìm nơi ấm áp và an toàn để tránh rét như dưới tảng đá, gốc cây hoặc có thể là trong nhà.
  • Sau kỳ ngủ đông, đến mùa xuân cũng là lúc các loài rập, nhện đỏ hoạt động mạnh mẽ trong vườn cây, đây sẽ là thời điểm cho các loài có lợi tìm kiếm thức ăn dồi dào cũng như giúp đỡ người dân diệt rệp gây hại.
  • Sang mùa thu sẽ là lúc bọ sinh sản mạnh mẽ nhất. Chúng thường đẻ trứng ở phía sau lá cây. Trứng có màu vàng hình bầu dục hoặc tròn, độ dài trứng khoảng 1 đến 1,5mm và chúng có chất kết dính để bám chặt vào lá cây. Mỗi lần sinh sản, bọ rùa cái có thể đẻ từ 10-20 trứng và xuyên suốt vòng đời chúng có thể sinh sản lên đến vài nghìn trứng.

Trứng phát triển khoảng từ 4 đến 10 ngày và sau đó chúng dành khoảng 3 tuần để kiếm ăn. Những con phát triển trước có thể ăn cả trứng chưa nở. Khi được ăn đầy đủ, chúng dần trở thành nhộng và trưởng thành sau từ 7 đến 10 ngày. Tuổi thọ của các loài khoảng 1 năm.

Chúng ưa sống tại các khu vực có thời tiết ôn đới, khí hậu hài hòa, không quá nóng và cũng không quá lạnh. Phần lớn các loài bọ có lợi được vận chuyển đi khắp thế giới để phát triển, sản sinh để trở thành kẻ thù số 1 của các loài rệp, nhện gây hại mùa màng.

Lợi ích của loài bọ rùa

Không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam, bọ rùa ăn động vật được tận dụng và tìm cách phát triển rộng rãi để giúp người làm nông nghiệp nhờ khả năng thiên địch trời phú của chúng.
Chúng là người bạn thân thiết của nhà nông, rất nhiều chủ vườn tìm cách nuôi bọ để đến mùa xuân và thu chúng sẽ giúp họ tiêu diệt các loại rập, nhện đỏ gây hại cho mùa màng. Mỗi con có thể diệt hàng nghìn con rệp trong suốt vòng đời của chúng.
Bọ có lợi giúp ích cho nông nghiệp và hạn chế hóa chất gây hại cho cây cối, nhất là hóa chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe con người. Đây là biện pháp tự nhiên hữu ích, và an toàn nhất hiện nay.
Rệp và nhện đỏ không thể gây hại mùa màng của bạn nữa nếu bạn hiểu và biết cách phát triển những loài bọ có lợi. Hệ sinh thái nhà vườn trở nên tự nhiên hơn bao giờ hết, không cần sử dụng đến hóa chất gây hại môi trường.

Thu hút côn trùng có lợi

Đây là loài côn trùng nhỏ nhắn, rất dễ thương và lành tính nên việc thu hút bọ khá dễ dàng cũng như không đòi hỏi quá nhiều. Đầu tiên, phải hiểu tập tính sống và sinh sản của chúng và sẽ tìm cách thu hút/ tìm bọ rùa có lợi cực dễ dàng dưới đây:

  • Chúng thường sống và phát triển ở những nơi có nhiều cỏ, cây xanh và nơi trồng trọt nhiều loài cây. Thời gian thích hợp để tìm kiếm bọ là vào mùa xuân và thu, lúc này thời tiết rất dễ chịu cho côn trùng phát triển.
  • Bạn cũng có thể để chúng tự tìm đến nhờ tạo máng ăn từ ống tre hoặc ống nhựa. Sử dụng một vài quả nho khô sẽ kích thích những bạn bọ dễ thương tìm đến.
  • Tự chế một chiếc hộp cùng đèn tia cực tím đặt ở 1 góc yên tĩnh cũng có thể kêu gọi chúng đến làm tổ tương tự như tìm các loài côn trùng khác.
  • Bọ rùa có ích thường ăn thịt nhưng chúng cũng ăn phấn hoa, khi vườn có những thứ này, chúng sẽ thường xuyên xuất hiện. Vì vậy nếu muốn thu hút chúng, hãy tiến hành trồng những loại cây như hoa tỏi, chi mỏ hạt, thì là, thanh cúc, cúc tâm tư, hoa tuyết cầu, ngò ta, ngò tây, cúc vạn thọ,… Đặc biệt cây cúc vạn thọ thu hút bọ rùa bằng mùi của lá và hoa, khi cây có hoa thì nó đến nhiều hơn.

Ngoài ra, rễ của cúc vạn thọ cũng tiết ra một loại hợp chất xua đuổi những loài ký sinh trùng gây hại trong đất. Khi trồng cố gắng trồng theo từng cụm vì chúng thích ẩn nấp nơi có bóng râm, sau khi qua vườn ăn rệp no thì chúng thường bay về tổ để ngủ và đẻ trứng.

Phòng ngừa côn trùng có hại

Nếu muốn loại bỏ những côn trùng gây hại cho cây trồng, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Bắt và loại bỏ côn trùng gây hại bằng phương pháp thủ công.
  • Cắt bỏ phần lá, ngọn, quả đã bị bọ ăn để tập trung chất dinh dưỡng cho các phần khác.
  • Có thể phun một số loại thuốc trừ sâu như Pyrinex, Fenbis, Sherpa, Polytrin.

Trên đây là tất cả các thông tin cần thiết về loài bọ rùa. Về đặc điểm, thức ăn, cách phân biệt bọ rùa có lợi và có hại, tập tính, lợi ích và biện pháp thu hút loài, cũng như cách phòng ngừa những loài có hại. Hi vọng những thông tin mà Namix cung cấp sẽ giúp bạn những kiến thức cần thiết về loài côn trùng này.

TÁC GIẢ

Picture of Nguyễn Hồng Đăng

Nguyễn Hồng Đăng

Xin chào mình là Đăng, ngoài việc mang đến các sản phẩm Đất trồng - Phân bón hữu cơ chất lượng. Mình còn mong muốn chia sẻ các kiến thức hữu ích thú vị trong làm vườn nói riêng và nông nghiệp tuần hoàn nói chung. XEM ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN. Facebook | Instagram | Linkedin | Youtube
Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button