Nguyệt quới hay nguyệt quất (Murraya paniculata), là thực vật có hoa trắng hơi vàng, mùi thơm, hoa mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm. Quả hình bầu dục có xanh có đốm nhỏ khi còn non, chuyển đần từ cam sang đỏ khi chín. Thân gỗ thẳng nhỏ, cao từ 2-8m, dáng đẹp, có thân nhẵn. Lá kéo lông chim lẻ, mọc cách. Thường được ưa chuộng làm bonsai, trang trí vườn nhà, công trình. Chính vì thú chơi nguyệt quới phổ biến nên qua bài viết này Namix xin chia sẻ đến các bạn cách chăm sóc nguyệt quới ra hoa sai và thơm nức vườn nhé.

Chăm sóc nguyệt quới cho hoa sai và thơm nức vườn

Xem thêm:

Cây mọng nước là gì? Cách trồng và chăm sóc

Chăm sóc nguyệt quới như thế nào để cho hoa sai

Phân loại nguyệt quới

Nguyệt quới thường có 3 loại phổ biến sau:

  • Nguyệt quế lá lớn có lá to, mọc thưa được trồng làm cây Bonsai kích thước lớn. Nguyệt quế lá lớn có đặc tính ưa đất pha cát, đất phù sa và chịu hạn tốt. Nên khi trồng trong chậu cần thoát nước nhanh, không nên để cây bị úng nước làm chết cây. Nên để lại vài lá, mầm ở đầu cành khi tỉa cây, không nên cắt trụi vì dễ làm chết cây.
  • Nguyệt quế lá nhỏ là loại được người chơi Bonsai, cây kiểng ưa thích vì nở rộ và rất nhiều bông. Giống cây nguyệt quế lá nhỏ là loại có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam hiện nay.
  • Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn là loại có thân xoắn khá độc đáo, bộ rễ đẹp hơn so với loại nguyệt quế lá nhỏ thông thường. Khi cây nguyệt quế thân xoắn cao đến 40cm thì bắt đầu xoắn lại, bện vào nhau như sợi dây thừng rất độc đáo.
nguyệt quới thân xoắn
Nguyệt quới thân xoắn

Xem thêm:

Trồng cúc bách nhật cho Tết thêm rạng rỡ

Cách chăm sóc nguyệt quới trước đợt ra hoa

Đối với đất trồng cũng giống hầu hết các loại cây khác, nguyệt quới yêu cầu giá thể trồng phải tơi xốp, thông thoáng, có nhiều dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy nếu các bạn trồng một cây mới hoặc muốn sang chậu mà băng khoăn không biết cách phối trồng và xử lý giá thể như thế nào chỉ cần liên hệ ngay với Namix nhé. Chúng tôi cung cấp các loại giá thể trồng các loại cây khác nhau. Đặc biệt giá thể của Namix đã qua xử lý và phối trộn kỹ càng, có bổ sung thêm phân bón hữu cơ và phân chậm tan rất tốt cho cây trồng. Vì thế các bạn cứ yên tâm tin dùng nhé.

Cần bón phân cho cây theo chu kỳ 1 – 2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:

  • NPK 20-20-15 bón từ 5-10 gam
  • Phân Dinamix bón từ 15-20 gam

Trong thời kỳ cây đang phát triển cần bón phân kali để đảm bảo cây cứng cáp, cho hoa nhiều. Bổ sung đồng thời phân hữu cơ cho cây.

Xem thêm:

Lớp phủ hữu cơ Namix

Cây cần nhiều nước, vì thế nên tưới 2 lần/ngày, tùy vào điều kiện thời tiết.

Các bạn có thể đặt cây ở nơi tháng mát hoặc ngoài trời thì nguyệt quới vẫn sống rất tốt nhé. 

đất trồng hoa hồng Namix

Phòng trừ sâu bệnh hại trên nguyệt quới

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton).
Biện pháp phòng trừ:

  • Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung, chóng thành thục có thể hạn chế được phá hại của sâu.
  • Dùng các loại thuốc nội hấp như Cymbush 8cc/bình 8 lít nước, Bi 58 nồng độ 0,1 %, Lannate 20g/bình 8 lít nước

Rầy mềm (Toxoptera sp):

Phòng trị: Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như Supracide 40EC (10-15 cc/bình 8 lít), Polytrin P 440EC (8-15cc/bình 8 lít).

Rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayama).

Phòng trừ rầy chổng cánh Không nên trồng nguyệt quế gần vườn cam quýt. Thường xuyên phun thuốc để trừ rầy.

Xem thêm:

Cung cấp đất trồng hoa hồng nhiều dinh dưỡng

Bệnh loét: Do vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv.citri) gây hại.

Biện pháp phòng trị:

  • Cắt bỏ, tiêu hủy những cành, lá bệnh
  • Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc, Kasuran BTN (1,5-2%), hoặc Zineb 80 BHN (1/500-1/800).
  • Xử lý hạt, mắt ghép trước bằng nước Javel hay nhiệt (nước: 5nóng: 5 lạnh) trong 20 phút.

Bệnh thối gốc chảy nhựa: Do nấm Phytopthora sp gây ra.

Phòng trừ: Chọn gốc ghép chống chịu bệnh, đất trồng phải ráo, không tủ cỏ rác, tránh gây thương tích vùng gốc và rễ. Nên theo dõi phát hiện bệnh sớm, cạo sạch vùng bệnh, bôi dung dịch thuốc tím 1% hay bằng các loại thuốc như Captan 75 BTN, Aliette 80 BHN, Copper Zinc, Copper B.

Như vậy, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách chăm sóc nguyệt quới cũng như các vấn đề về sâu bệnh hại. Chúc các bạn thành công và có những chậu nguyệt quới thật đẹp nhé.

Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ Namix:

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button