Người ta quen gọi cẩm chướng (Dianthus Caryophyllus L.) bởi vì hoa có nhiều màu sắc đa dạng giống như bức trướng dệt bằng gấm bắt mắt. Hoa có nguồn gốc vùng Đại Trung Hải, được du nhập vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20. Hoa được trồng trong bồn, công viên, và thường là cắt cành. Cẩm chướng thích hợp với nhiều vùng khí hậu ở Việt Nam. Bài viết này, Namix sẽ giới thiệu đến các bạn kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng để tô điểm cho khu vườn của mình nhé.
Xem thêm:
Mục Lục Bài Viết
ToggleKỹ thuật trồng hoa cẩm chướng có khó không?
Trong họ Cẩm chướng có 2 loại:
Cẩm chướng thơm
Cẩm chướng gấm
Chuẩn bị vật liệu trồng:
- Hạt giống cẩm chướng
- Khay ươm
- Đất trồng cây Namix
Xem thêm:
Các bước trồng và chăm sóc hoa cẩm chướng
B1: Gieo hạt vào khay ươm mà không cần ngâm hạt. Cần phủ một lớp đất mỏng lên hạt vừa gieo, tưới nước đủ ẩm.
B2: Sau 4 – 6 ngày, hạt sẽ mọc, cần tưới đủ ẩm 2 lần/ngày.
B3: Khi cây cao 2 – 3 cm nhổ tỉa trồng ra chậu hoặc luống vườn ươm với khoảng cách 5 x 5 cm. Khi cây khoảng 25 – 27 ngày rồi mới trồng ra ruộng sản xuất mật độ 25 x 30 cm.
Chăm sóc hoa cẩm chướng
Tưới nước
Tùy thuộc vào mùa trồng trong năm, đối với màu nắng cần tưới 2 – 3 ngày/lần, màu mưa thì 4 -5 ngày/lần. Tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, không nên tưới quá tối để hạn chế sâu bệnh.
Bón phân
Bón phân NPK 20-20-15 định kì 20 ngày/lần, cần bổ sung thêm phân chuồng hoai và phân vi lượng.
Xem thêm:
Sâu bệnh hại hoa cẩm chướng
Rầy mềm (Myzus persicea)
Thường sống trên lá và ngọn non của cây và hoa, chúng chích hút nhựa cây làm ngọn cây không phát triển bình thường được, làm hoa biến dạng, đổi màu, không nở được.
Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran.
Bọ trĩ: (Frankliniella occidentalis)
Đối tượng gây hại nặng trên một số cây hoa kiểng và cẩm chướng. Bọ trĩ xuất hiện nhiều khi cây bắt đầu ra hoa, làm hoa không nở, méo mó và bạc màu lỗ chỗ. Lây lan rất nhanh nhờ bay được và kích thước nhỏ nên rất khó trị.
Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh nơi trồng thông thoáng.
- Sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Imdacloprid, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran, Emamectin benzoate.
Bệnh thối thân (Fusarium graminearum)
Thân bị thối ngay trên bề mặt đất. Rễ và gốc bị thối, ngọn héo và chết. Có các đám bào tử nấm màu hồng hiện diện trên các mô bị phân huỷ. Bào tử nấm có trong đất và trong xác thực vật, bào tử phát tán thông qua nước tưới; điều kiện môi trường nóng, độ ẩm cao, bón quá nhiều đạm sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh.
Biện pháp phòng trừ:
- Trồng cây khỏe, sạch bệnh, tiêu hủy cây bệnh ngay khi phát hiện để không lây lan sang cây khác.
- Không tưới quá nhiều nước, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
- Phun thẳng vào gốc cây Fulhumaxin 5.15SC, 5.65SC, 6.15SC ngoài ra có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Thiophanate – methyl, Benomyl, Iprodione phun theo liều lượng khuyến cáo.
Bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani)
Thân bị héo ngay bề mặt đất, vết thối phát triển từ bên ngoài vào. Toàn bộ cây héo và chết. Có thể nhìn thấy hạch nấm màu đen bằng kính lúp hoặc khi độ ẩm đất cao có lớp sợi nấm như bột trắng. Bào tử nấm Rhizoctonia solani có sẵn trong đất, xác thực vật . Bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm và nhiệt độ cao.
Biện pháp phòng trừ:
- Không tưới quá nhiều, giá thể trồng sạch và thông thoáng.
- Sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Iprodione, Benomyl, Fosetyl Aluminium Carbendazim, Pencycuron.
Bệnh rỉ sắt (Uromyces dianthi)
Các nốt nhỏ chứa nhiều bào tử màu nâu trên lá và thân cây. Bệnh nặng làm cho lá khô, cháy. Bào tử có sẵn trong không khí, phát triển mạnh trong điểu kiện thời tiết nóng ẩm. Chỉ lan truyền trên cây sống nhờ gió, nước mưa hoặc nước tưới.
Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng cây giống sạch bệnh, cắt bỏ lá bệnh.
- Sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Benomyl, Hexaconazole, Diniconazole, Carbendazim.
Như vậy, bài viết kì này đã giúp các bạn nắm rõ hơn kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng. Thật đơn giản đúng không nào. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Namix nhé. Chúc các bạn thành công.