Bạn có biết hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây trồng sẽ để lại những hậu quả gì? Để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng nhanh lớn thì phân bón hóa học là một giải pháp được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc làm dụng quá nhiều phân bón sẽ để tác hại lớn đối với môi trường sống xung quanh chúng ta. Vậy tác hại của phân hóa học là gì? Cùng Namix tìm hiểu rồi rút ra bí quyết hạn chế tác hại của phân bón hóa học nhé.

Phân bón hóa học là gì? Lợi ích của phân bón hoá học

Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ, các thành phần chính trong phân hóa học là các muối vô cơ từ các nguyên tố hóa học chính là N, K, P, Ca, Mg, Cu, Fe, Zn…

Phân bón hóa học được ưa dùng bởi vì:

  • Phân bón hóa học dễ sử dụng, có thể mua về và sử dụng ngay mà không mất thời gian chế biến.
  • Phân bón hóa học dễ bảo quản, phân hóa học thường được đóng gói vào những bao bì nhỏ, bạn chỉ cần đậy kín, để chúng ở nơi khô ráo là được.
  • Giá thành của phân hóa học thường rẻ hơn phân hữu cơ.
  • Phân bón hóa học tan nhanh trong nước, cây trồng dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh hơn và dễ trông thấy.

phân hóa học là gì

Những tác hại của phân bón hóa học

Tác hại của phân bón hóa học đối với đất

  • Việc sử dụng phân bón hóa học nhiều sẽ làm mất cân bằng tự nhiên trong môi trường đất
  • Các chất hóa học khi ngấm vào đất, lượng acid trong đất sẽ tăng, làm cho đất bị chua, đất đai bị bạc màu.
  • Việc acid trong đất tăng cao dẫn tới độ pH trong môi trường đất giảm làm cho môi trường sống trong đất bị thay đổi. Các loài sinh vật tự nhiên trong đất bị thay đổi môi trường sống không phù hợp nên sẽ chết dần, khiến nguồn đất dần mất đi độ tơi xốp, màu mỡ.
  • Đất bị bạc màu và thay đổi lý tính không thể dùng để trồng trọt hoặc cây sẽ còi cọc, nông sản sẽ kém chất lượng hoặc không có nông sản hoặc nông sản thu hoạch kém chất lượng.

tác hại của phân bón hóa học

Tác hại của phân bón hóa học đến môi trường nước

Các chất vô cơ trong phân hóa học thường tan rất nhanh trong nước. Sau khi được bón xuống đất các chất hóa học sẽ được nước thấm qua đất rồi ra các sông suối, xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tác hại của phân bón hóa học – Mất cân bằng sinh thái

Từ việc làm ô nhiễm nguồn đất và nguồn nước như trên thì các vi sinh vật trong đất và nước sẽ bị suy thoái rồi chết đi. Việc này có thể dẫn tới việc mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Điều này ngược lại với việc sử dụng phân hữu cơ và lợi ích của phân hữu cơ với cây trồng và môi trường sống.

Tác hại của phân bón hoá học với sức khỏe con người

  • Như đã nói, việc ô nhiễm nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Khi bón quá nhiều phân hóa học, cây hấp thụ nhiều chất vô cơ quá đến nỗi không thể sử dụng hết. Việc này có thể gây tồn dư chất vô cơ bên trong nông sản. Nếu không rửa sạch thì nó sẽ tích tụ dần trong cơ thể chúng ta và gây hại cho sức khỏe sau này.

phân hóa học

Tác hại của phân bón hóa học với cây trồng

  • Trong đất có một số vi sinh vật có lợi, giúp cho cây trồng tăng sức đề kháng. Một số vi sinh vật giúp phân giải rồi tổng hợp dưỡng, một số vi sinh vật bao quanh rễ vào vệ cây chống lại những tác động của sâu bệnh, tuyến trùng và nấm bệnh trong đất.
  • Khi bón phân quá nhiều thì vi sinh vật trong đất bị ảnh hưởng, cây không còn được vi sinh vật phân giải và tổng hợp dinh dưỡng hộ. Cùng với việc không được vi sinh vật giúp đỡ đối kháng lại sâu bệnh hại. Cây sẽ yếu ớt dễ mẫn cảm hơn.

tác hại của phân bón hóa học

Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây trồng

Việc bón phân không hợp lý hay quá mức cần thiết sẽ có những có tác hại như:

  • Gây độc hại đối với cây trồng
  • Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
  • Dư lượng phân bón khoáng chất khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

Bí quyết để giảm thiểu tác hại của phân bón hóa

Không thể phủ nhận sự hữu ích của phân hóa học, tuy nhiên cũng không thể phản biện lại tác hại của việc lạm dụng phân hóa học. Một số việc làm dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giảm thiểu tác hại từ phân hóa học gây nên:

  • Tìm hiểu kỹ, chỉ cung cấp đúng loại phân hóa học mà cây đang cần.
  • Tìm hiểu và sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo để giảm thiểu dư lượng thuốc hóa học.
  • Rửa sạch nông sản trước khi sử dụng, có thể ngâm nước muối hay nước giấm loãng trước khi dùng.
    Thực hiện chính sách ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn.
  • Sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân hóa học để bảo vệ chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
  • Tự trồng rau tại nhà để tự kiểm soát lượng hóa học sử dụng trong việc canh tác.
  • Sử dụng những sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc hữu hay sinh học cơ như phân hữu cơ cho cây trồng, thuốc sinh học, đất sạch trồng cây hữu cơ,…
rửa rau

Xem thêm: Trồng rau sạch từ rác hữu cơ tại nhà không có mùi hôi

Phân hữu cơ – An toàn sức khoẻ, thân thiện với môi trường

  • Đất sạch trồng cây Namix có nguồn gốc hoàn toàn từ hữu cơ với các thành phần như mùn dừa, trấu nguyên cánh, vỏ cây và phân bón hữu cơ compost… Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây trồng phát triển mà không cần phải tốn thời gian bón phân thêm.
  • Ngoài ra với các thành phần hoàn toàn hữu cơ, đất sạch trồng cây Namix vừa thân thiện với môi trường vừa đem lại an toàn cho sức khỏe của bạn và giảm thiểu tác hại của phân bón hóa học gây nên.
  • Đặc biệt, NAMIX mới cho ra mắt phân hữu cơ cho rau NAMIX, với thành phần tự nhiên, an toàn sử dụng và bảo vệ môi trường. Bón phân này giúp cây trồng có thêm dinh dưỡng để phát triển, vị ngon đậm đà.

Vừa rồi là những tác hại của phân bón hóa học đối với môi trường sống của chúng ta cùng với bí quyết giảm thiểu tác hại nhất có thể mà Namix chia sẻ đến bạn. Hy vọng sau bài viết sẽ cung cấp thông tin bổ ích đến bạn. Bạn có thể tham khảo thêm về việc so sánh phân hoá học và phân hữu cơ ở bài viết tiếp theo của NAMIX nhé.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button