Bạn có biết trong quả chuối hay chỉ vỏ chuối thôi cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng không? Việc làm phân hữu cơ từ vỏ chuối hay làm phân bón từ chuối rất đơn giản. Nếu chưa biết thì đọc ngay bài viết này để biết cách làm phân bón từ chuối nhé.

Vì sao nên biết cách làm phân bón từ chuối?

Do nhu cầu cây trồng trong nông nghiệp ngày càng cao nên việc sử dụng phân bón hoá học để đẩy mạnh sản lượng và lợi nhuận kinh tế ngày càng tăng. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón hóa học không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến môi trường, vi sinh vật, sức khỏe của động vật cũng như con người.

Vậy nên việc tự trồng cây ở nhà và nhu cầu nông nghiệp đô thị ngày càng tăng, nhằm mục đích để tự cung cấp cấp lương thực sạch. Một trong những cách để thực phẩm an toàn hơn đó là làm phân bón từ chuối. Việc ủ chuối làm phân bón có lợi ích sau:

Cách làm phân bón từ chuối

Cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng

Trong thành phần của chuối có muối khoáng như: canxi, Natri, nhiều nhất là nguồn Kali và photpho, các chất trung, vi lượng rất phong phú, có rất nhiều loại vitamin nhóm B, C, Carbohydrate, đường, protein, và một số hoocmon tự nhiên kích thích sinh trưởng rễ, thân, lá… Giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, đậm vị, lá xanh hơn, đặc biệt là cây cho hoa bền và đẹp và cây tăng khả năng chống chịu, tạo mầm hoa tốt,… Tuy nhiên vỏ chuối cần được lên men để những nguồn dinh dưỡng hữu cơ này được đẩy nhanh cung cấp cho cây hơn.

Cách làm phân bón từ chuối

Cung cấp hệ vi sinh vật có lợi cho cây trồng

Với các loại phân bón hóa học vô cơ công nghiệp thường gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Các loại vi sinh vật có tác dụng kích hoạt cũng như tổng hợp các loại chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra có một số vi sinh vật cũng đối kháng lại vi khuẩn, virus, nấm bệnh hay tuyến trùng gây hại cho cây, giúp cây tăng khả năng chống chịu giữa các tác nhân gây bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.

Phân vi sinh là phân gì

Đuổi côn trùng có hại cho cây trồng

Theo các chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp, thì ngoài giàu dinh dưỡng thì chế phẩm vi sinh từ chuối còn giúp xua đuổi côn trùng có hại cho cây trồng. Chuối có mùi hương đặc biệt nên khu ủ phân bón từ vỏ chuối sẽ khiến cho những loài động vật như khiến, ruồi giấm, muỗi,… phải tránh xa cây trồng của bạn.

Tiết kiệm chi phí bón phân khi thay thế phân hóa học

Với những cách làm phân bón từ quả chuối dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí bón phân. Ngoài ra bạn còn tránh được các tác dụng phụ từ phân hoá học vô cơ đến cây trồng.

Xem thêm: Nước vo gạo tưới cây tốt không?

Cách làm phân bón từ chuối

Những cách làm phân bón từ chuối đem lại hiệu quả

Cách 1: Sử dụng kết hợp vỏ chuối, vỏ trứng gà, nước vo gạo

Cách bón này sẽ giúp bổ sung thêm lượng canxi từ vỏ trứng, vitamin B1 từ nước vo gạo và một số nguyên tố trung lượng và đa lượng khác.

Chuẩn bị: 1kg vỏ chuối (20-25 quả), 0,5-1 lít nước vo gạo (tùy mức độ đặc bạn muốn), 200-300gr vỏ trứng (10-12 quả), 20gr chế phẩm EM, 20 gr Nấm đối kháng trichoderma. Nếu muốn phân hữu cơ đặc có thể thêm 2-5 kg đất trồng rau Namix (hoặc 10-15kg đất thịt), máy xay sinh tố. Còn nếu bạn muốn phân hữu cơ hơi loãng thì không cần.

  • Bước 1: Cắt nhỏ vỏ chuối, bóp nát vỏ trứng gà sau đó cho vào máy xay sinh tố cùng nước vo gạo rồi xay nhỏ, không cần quá nhuyễn. Nếu máy xay của bạn không xay được vỏ trứng có thể chỉ xay vỏ chuối và đập nát hoặc dùng tay bóp nát vỏ trứng càng nhỏ càng tốt.
  • Bước 2: Trộn đều vỏ trứng, vỏ chuối, chế phẩm sinh học EM, nấm đối kháng trichoderma cùng đất trồng rau Namix rồi ủ ít nhất 1 tháng.

Với loại phân hữu cơ cho cây trồng này bạn nên pha loãng bón cho cây định kì 7 đến 10 ngày một lần. Lưu ý khi tưới phân cho cây con cần pha loãng đến đậm dần cho cây làm quen và tránh tưới lên lá cây nhé.

ủ nước vo gạo tưới cây

Cách 2: Cách làm phân bón từ vỏ chuối phơi khô

Với cây trồng chỉ cần bổ sung thêm kali và phốt pho để kích thích quá trình nở hoa, ra trái thì phù hợp với cách ủ vỏ chuối làm phân bón này hơn. Cách làm này rất đơn giản, bạn chỉ cần phơi khô vỏ chuối dưới nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 40-70oC đến khi vỏ chuối khô hẳn. Sau đó xay nhuyễn vỏ chuối khô này rồi rắc vào tán cây.

Cách làm phân bón từ chuối

Cách 3: Quả chuối hay vỏ chuối và giấm ăn

Cách làm này sẽ làm lên một phân bón hữu cơ dạng dung dịch loãng. Giấm sẽ làm quá trình phân hủy của chuối diễn ra nhanh hơn, ngoài ra mùi chuối lên men và mùi giấm sẽ có tác dụng xua đuổi côn trùng hiệu quả.

Cách làm phân bón từ chuối
  • Bước 1: Chuẩn bị 2 quả chuối hoặc 3 vỏ chuối tươi, sau đó rửa sạch, rồi cắt nhỏ quả chuối hoặc vỏ chuối; 500ml giấm; 1 lọ thuỷ tinh có nắp kín.
  • Bước 2: Trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị vò lọ thủy tinh và đóng chặt nắp lọ để tạo môi trường cho hệ vi sinh vật phát triển. Lưu ý: Cứ 2 – 3 ngày bạn nên mở nắp 1 lần cho thoát hơi để tránh tình trạng bí hơi, nén khí bên trong lọ gây nổ hoặc bể lọ.
  • Bước 3: Sau khoảng 15 ngày có thể tưới dung dịch này cho cây và có thể đổ thêm giấm và vỏ chuối vào để ủ tiếp.

Khi bón dung dịch này cho cây nên pha loãng với nước với tỉ lệ 1 dung dịch giấm và cuối với 3 lần nước nhé.

Cách làm phân bón từ chuối

Cách 4: Quả chuối/vỏ chuối ngâm nước mía/đường mía

Với cách làm này thì kali, phốt pho và các khoáng chất trong vỏ chuối hoạt động tốt hơn cũng như tạo ra nhiều chất dinh dưỡng nhờ enzyme hữu cơ có trong đường mía.

Chuẩn bị; 2kg chuối hoặc vỏ chuối chín, 650g đường mía hoặc 1 lít nước mía, để quá trình phân hủy nhanh hơn bạn có thể cho thêm chế phẩm EM hoặc nấm đối kháng trichoderma nếu muốn và 1 lọ thủy tinh.

Cách làm phân bón từ chuối
  • Bước 1: Đập nhỏ đường mía sau đó pha với 6,5 lít nước hoặc pha 1 lít nước mía với 6 lít nước.
  • Bước 2: Cắt nhỏ chuối hoặc vỏ chuối sau đó xay nhuyễn, có thể đổ ít dung dịch đường mía ở bước 1 vào để xay cho dễ.
  • Bước 3: Trộn dung dịch chuối xay với nước đường mía, có thể cho thêm 2-3 muỗng cơm EM và trichoderma nếu muốn.
  • Bước 4: Đổ dung dịch vừa hoàn thành vào lọ thủy tinh ủ ít nhất 1 tháng nếu có EM hoặc trichoderma, nếu không có nên ủ ít nhất 3 tháng. Để lọ ủ phân này ở nơi ánh sáng yếu hoặc trùm bọc nilon đen lên lọ, cứ 3 ngày thì mở nắp lọ ra một lần để xì bớt hơi tránh bó hơi và nổ bình.

Với cách bón phân này bạn nên pha loãng với tỉ lệ là 1 phân dịch chuối: 4 lần nước để bón cho cây.

Xem thêm: Trichoderma là gì? Cách sử dụng hiệu quả cho khu vườn nhà bạn

Cách làm phân bón từ chuối

Cách 5: Nấu dịch chuối để làm phân bón

Cách này khá đơn giản và nhanh, không cần mất nhiều thời gian để ủ vì có can thiệp bởi nhiệt độ. Tuy nhiên phân bón này chỉ cung cấp nguồn Kali và photpho là chủ yếu, phù hợp bón cho cây lấy hoa và lấy trái, lượng dinh dưỡng có thể không nhiều bằng cách khác do chịu tác động nhiệt quá cao.

Cách làm phân bón từ chuối

Chuẩn bị: 2kg chuối hoặc vỏ chuối và 1,5 lít nước. Các bước tiến hành: Cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn 2kg chuối với nước, Sau đó đổ dung dịch chuối xay với nước vào nồi đun trong 5 phút lửa lớn sau đó đun tiếp 25 phút với lửa nhỏ. Tiếp đến tắt bếp và vẫn đậy nắp để dinh dưỡng khong bị bốc hơi đến khi dịch chuối nguội. Cuối cùng là bạn chỉ việc đổ dịch chuối này vào chai, để thủ lạnh và lấy ra mỗi lần bón cho cây.

Cách bón là pha loãng dung dịch này với nước, tỉ lệ pha là 1 dịch chuối và 4 lần nước.

Xem thêm: Cách ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản, làm một lần có phân dùng mãi

cach u

Cách 6: Ủ vỏ chuối trực tiếp với đất trồng rau Namix

Nếu như không có nhiều nguyên liệu như những cách trên bạn có thể sử dụng cách này để tiết kiệm thời gian. Cách làm rất đơn giản là cắt nhỏ chuối hoặc vỏ chuối trộn trộn với đất trồng rau Namix. Vì trong đất Namix có sẵn nấm đối kháng trichoderma, nên bạn không cần mua thêm nấm đối kháng nữa. Nhờ có Nấm đối kháng, quá trình phân hủy chuối sẽ diễn ra nhanh hơn và cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng nhanh hơn khi bạn trộn với đất trồng thông thường.

Tuy nhiên, với cách làm này bạn nên trộn chuối vào đất trước khi trồng để đem lại hiệu quả sớm hơn. Ngoài ra bạn nên kiểm soát lượng vỏ chuối hay quả chuối khi trồng cây con. Bạn có thể trộn vỏ chuối vào đất trồng định kỳ 20 ngày 1 lần.

bo sung trichoderma

Những lưu ý trong cách làm phân bón từ chuối

  • Khi ủ trong bình, bạn không nên đổ đầy dịch chuối. Hãy để lại một không gian rỗng trên bình để khi lên men không bị bí hơi và nổ bình.
  • Bạn nên sử dụng chuối hay vỏ chuối chín thay vì chuối xanh, vì chuối chín chứa nhiều dinh dưỡng hơn và quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn.
  • Lượng phân bón cần được pha loãng trước khi bón, tránh bón quá nhiều để dư thừa cho cây.
  • Nên bắt đầu bằng lượng phân bón ít và loãng rồi tăng dần để cây làm quen với nguồn dinh dưỡng mới.
  • Hạn chế bón nhiều phân cho cây đang trong tình trạng nhiễm bệnh, cây bị thối thân hoặc thối rễ.
  • Bạn có thể kết hợp phân bón làm từ chuối này với nhiều phân hữu cơ khác để tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho cây.
  • Nên bón phân hữu cơ từ chuối này vào buổi sáng, hạn chế bón vào buổi chiều và tối. Vì thời điểm này độ ẩm cao và ánh sáng thấp thích hợp cho nấm bệnh phát triển, việc bón phân buổi tuôi sẽ làm tăng độ ẩm và tạo môi trường dinh dưỡng cho vi khuẩn và nấm bệnh tập trung phát triển.
  • Bạn có thể sử dụng đất trồng có đá perlite như đất trồng Namix hoặc trộn thêm đá perlite Namix vào đất trồng. Vì đá perlite Namix có hàng ngàn lỗi nhỏ ti ti bên trong, có khả năng hấp thu dinh dưỡng dư thừa mà cây hấp thụ không kịp khi mới bón vào. Từ đó tránh bị lãng phí dinh dưỡng, lượng dinh dưỡng này sẽ tan ra đất và cung cấp cho cây sau mỗi lần tưới.
chuoi

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn ủ phân hữu cơ chất lượng cho cây trồng. Hãy thực hiện một trong những cách làm phân bón từ chuối trên để cung cấp dinh dưỡng cho cây nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về đá Perlite Namix hay kỹ thuật hãy liên hệ với Namix nhé.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button