Chi Bạc hà (danh pháp: Mentha) là một chi cây có hoa trong họ Lamiaceae. Việc lai giữa các loài diễn ra trong tự nhiên. Chi này phân bố ở khắp châu Âu, châu Phi, châu Á, Australia, và Bắc Mỹ. Ở đây, Namix đề cập đến loài bạc hà Á (Mentha arvensis L.) hay húng cay, phân bố chủ yếu ở vùng ông đới ấm Châu Âu và cận nhiệt đới Châu Á trong đó có Việt Nam. Chúng có nhiều tác dụng chữa bệnh cũng như được dùng trong chế biến thực phẩm nên được trồng phổ biến. Chính vì những công dụng tuyệt vời mà loại cây này được ưa chuộng và cũng để trang trí. Vì vậy, qua bài viết này Namix sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thú vị về cây bạc hà cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc bạn cần biết nhé.

Kỹ thuật trồng bạc hà
Nguồn: wikimedia.org

Xem thêm:

Lớp phủ hữu cơ Namix

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạc hà bạn cần biết 

Đặc điểm hình thái của cây bạc hà (húng cay) 

Bạc Hà – Cây thảo, sống hàng năm, đứng thẳng hay mọc bò trên đất, cao từ 20 – 60cm. Thân và cành đều có tiết diện vuông, mang nhiều lông che chở và lông tiết. Lá đơn, mọc đối, chéo chữ thập, phiến lá có hình trứng nhọn, dài 4 – 6cm, rộng 2 – 3cm, mép lá khía răng cưa nhọn, gân lá hình lông chim, cuống lá dài 0,2 – 0,5cm. Hoa mọc ở nách lá. Lá có mùi thơm hắc, vị cay và tê.

Ở Việt Nam cây mọc tự nhiên ở vùng núi cao 1300 – 1600m, có khí hậu ẩm mát như Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Mù Cang Chải (Yên Bái) và Mường Lống (Nghệ An). Tuy nhiên, húng cay cũng được trồng phổ biến ở nhiều nơi khác.

Xem thêm:

Trồng nha đam siêu dễ bằng đất trồng Namix

Kỹ thuật trồng bạc hà

Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống cây bạc hà khác nhau. Tùy vào sở thích các bạn chọn nhưng tại Tp.HCM thường thì bạc hà Á được chọn trồng nhiều và dễ tìm nguồn trồng đại trà thông qua giống nuôi cấy mô. Nhìn chung, các giống bạc hà đều phát triển tốt trong điều kiện đất tơi xốp, thoát nước tốt.

Bạc hà - kỹ thuật trồng và chăm sóc bạn cần biết

Cây thường được trồng bằng thân, cành hoặc cây nuôi cấy mô. Cành và thân được cắt thành từng đoạn dài từ 10 – 15 cm, phải có từ 3 – 4 mắt.

Xem thêm:

Húng quế – gia vị đậm đà trong mỗi món ăn Việt 

Các bạn chuẩn đất trồng cây Namix và chậu. Đặt hom giống hoặc cây con vào chậu, với trồng hom giống nên đặt nghiêng và lấp đất 2/3 hom, nén nhẹ đất. Tưới nước hằng ngày, sau 5 – 7 ngày thì hom sẽ mọc chồi mới. Cây cũng thích hợp trồng ngoài nắng mà không cần che chắn. 

Đất trồng rau và hoa Namix

Lưu ý nhé đất sạch trồng cây Namix đã được phối trộn và xử lý kỹ càng. Đồng thời việc sử dụng các loại hạt khoáng giúp đất tơi xốp, thoáng khí và tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng cho cây, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của hoa trồng trong chậu hay khay. Kết hợp phân hữu cơ compost cung cấp cả dinh dưỡng phân giải nhanh và chậm giúp cây ra nhiều hoa hơn, màu đẹp hơn. Vì thế khi trồng, các bạn không cần phải bổ sung thêm phân bón nhé.

Xem thêm:

 Những mẹo nhỏ khi chăm sóc xương rồng sen đá

Đất trồng Namix

Chăm sóc húng cay phát triển tốt

Khi trồng khoảng 15 – 20 ngày, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ hoặc bổ sung thêm giá thể. Cứ khoảng 20 – 30 bón 1 lần cho cây.

Tưới nước thường xuyên vào sáng sớm hoặc chiều mát, tùy tình hình thời tiết.

Sâu bệnh hại thường gặp trên bạc hà:

Bệnh gỉ sắt: Do nấm: Puccinia menthal pers. Xuất hiện mùa xuân, đầu hè (nhiệt độ khoảng 22 – 24 độ, ẩm độ cao). Xuất hiện những đốm vàng trên lá, gây rụng lá, làm giảm sản lượng trên 50%, tế bào nấm màu da cam, tiêu điểm lõm hình chén, ký sinh trên 2, 3 ký chủ.

Biện pháp phòng trừ:

  • Kết hợp biện pháp hóa học và biện pháp canh tác.
  • Rửa sạch giống và sử lý thuốc diệt nấm.
  • Dùng S và vôi, nước tỷ lệ  1 – 5 % phun 300 – 400 lít/ha.
  • Phun selinon 1% hiệu lực cao nhất.

Bệnh phấn trắng: Xuất hiện vào tháng 4, 5. Phòng trừ: Phun karathane Wd 3,4 lần, 1 kg/500 lít nước cho  ha. Khi có bệnh giảm bón đạm tăng cường bón lân.

Bệnh đốm vàng: Xuất hiện vào mùa hè, lá có những đốm tròn nâu thẫm, phòng trừ như đối với bệnh gỉ sắt.

Xem thêm:

Trồng mào gà phủ sắc khắp vườn cùng Namix

Bệnh thối thân ngầm: Làm lá úa vàng, cây cằn cỗi, héo, giảm năng suất.

Biện pháp phòng trừ:

  • Không lấy giống ở ruộng Bạc hà bị bệnh.
  • Trước khi trồng phải rửa sạch, xử lý bằng CuSO4 0,5%.
  • Không trồng Bạc hà trên ruộng đã bị bệnh 2 năm.
  • Thường xuyên luân canh để hại chế nấm bệnh.
  • Ruộng bị bệnh phải nhổ cây đem đốt.
  • rước thu hoạch 20 ngày không phun thuốc, làm ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dầu

Sau khi trồng khoảng 4 – 5 tháng, khi thấy khối lượng thân lá cao nhất, hoa nở rộ thì thu hoạch. Sau khoảng 2 tháng thân cành phát triển mạnh, có thể thu hoạch được lần thứ 2; lần thứ 3 thường thu hoạch cách đó 3 tháng.

Như vậy, qua bài viết này các bạn đã có thêm thật nhiều thông tin thú vị về loài cây bạc hà tưởng như khó trồng này. Chúc các bạn thành công và đừng quên đồng hành cùng Namix với nhứng bài viết tiếp theo nhé.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button